Lợi dụng dịch virus Corona (nCoV) đang có diễn biến phức tạp, tình trạng khan hiếm khẩu trang, nước rửa tay nhiều nhà thuốc ở nhiều tỉnh thành đã dùng nhiều thủ đoạn để trục lợi. Kết quả là hàng nghìn cơ sở bị các cơ quan chức năng phạt hành chính.
Cơ sở kinh doanh thuốc của bà Ngô Thị Liên, xã Thăng Long (Nông Cống) hiện đã đóng cửa (ảnh Baothanhhoa).
Thanh Hóa: Xử phạt 51,5 triệu đồng 2 nhà thuốc
Mới đây, sau khi nhận được nguồn tin của quần chúng, Đội Quản lý thị trường số 4, (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra quầy thuốc của bà Phạm Thị Trang, địa chỉ tại thôn Đồng Thọ, xã Vạn Hòa (Nông Cống) và quầy thuốc của bà Ngô Thị Liên, có địa chỉ tại thôn Cầu Chậm, xã Thăng Long (Nông Cống).
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 cơ sở đã có 2 hành vi vi phạm hành chính: Không thực hiện niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm kinh doanh theo quy định và lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá hàng hóa nhằm trục lợi, thu lời bất chính (cụ thể là mặt hàng khẩu trang y tế). Ngay sau đó Đội quản lý thị trường số 4 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp nói trên.
Ngày 5/2/2020, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở trên, mỗi cơ sở 25.750.000 đồng.
Đến hết ngày 5/2/2020, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành ký cam kết niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết 1.289 nhà thuốc, cơ sở kinh doanh vật tư y tế. Thực hiện kiểm tra 105 cơ sở, xử phạt 21 cơ sở với 23 hành vi vi phạm (trong đó có 21 hành vi không niêm yết giá và 2 hành vi lợi dụng dịch bệnh để bán hàng giá cao nhằm trục lợi, thu lời bất chính). Số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 65,75 triệu đồng.
Phú Thọ: 15 cơ sở kinh doanh khẩu trang bị xử phạt
Tính đến sáng ngày 5/2/2020, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế, hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh, qua đó phát hiện, xử lý 15 trường hợp vi phạm. Qua đó, thu nộp ngân sách 31 triệu đồng.
Các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến: Không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; Không thực hiện việc mở sổ, không sử dụng phương tiện theo dõi hoạt động mua thuốc, bán thuốc theo quy định.
Cùng với đó, lực lượng Quản lý thị trường Phú Thọ đã rà soát, giám sát 430 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế, hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đồng thời ký cam kết đối với 324 cơ sở kinh doanh không vi phạm về giá cũng như nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Long An: 5 trường hợp vi phạm về kinh doanh trang thiết bị y tế
Cục QLTT tỉnh Long An kiểm tra, phát hiện, xử lý 5 trường hợp vi phạm về giá và lợi dụng tình hình dịch bệnh để định giá hàng hoá bất hợp lý và không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, tạm giữ 12.547 cái khẩu trang y tế.
Cụ thể, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Long An tổ chức kiểm tra 8 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh. Phát hiện, xử lý 05 trường hợp vi phạm. Trong đó, xử lý 03 trường hợp không niêm yết giá đối với mặt hàng khẩu trang và 1 trường hợp vi phạm về hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá hàng hoá bất hợp lý và không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, tạm giữ 12.547 cái khẩu trang y tế thuốc.
Ngoài ra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Long An phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương, tra 16 cơ sở kinh doanh khẩu trang y tế, nước rửa tay diệt khuẩn, phát hiện 02 vụ vi phạm về hành vi không niêm yết giá. Các vụ việc vi phạm đang được các Đội Quản lý thị trường hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.
Đắk Lắk: Phát hiện nhà thuốc găm 2.000 khẩu trang y tế
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng QLTT phát hiện nhà thuốc Mạnh Đức (đường Lý Thái Tổ, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) không bay bán mặt hàng khẩu trang y tế. Tuy nhiên, kiểm tra trên gác lửng của nhà thuốc này, tổ công tác đã phát hiện 39 hộp được cất giấu trong thùng carton có 1.950 khẩu trang y tế.
Sáng ngày 3/2/2020, lực lượng Quản lý thị trường Đắk Lắk đã kiểm tra nhà thuốc Mạnh Đức (đường Lý Thái Tổ, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Tại đây, đơn vị phát hiện nhà thuốc không bày bán khẩu trang y tế và nhân viên cho biết, nhà thuốc đã hết mặt hàng này. Tuy nhiên, kiểm tra trên gác lửng của nhà thuốc này, tổ công tác đã phát hiện 39 hộp được cất giấu trong thùng carton có 1.950 khẩu trang y tế.
Thời điểm kiểm tra, nhân viên ở đây đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số khẩu trang nói trên.
Ngoài hành vi găm hàng, nhà thuốc này còn vi phạm khi không thực hiện việc mở sổ theo dõi hoạt động mua bán thuốc. Theo quy định, với cả 2 hành vi, nhà thuốc này sẽ bị xử phạt hành từ 28 - 30 triệu đồng và tước giấy phép từ 3 - 6 tháng. Hiện, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk đang xem xét để ra quyết định xử lý đối với nhà thuốc này.
BOX: Trong ngày 04/02/2020, lực lượng QLTT trên cả nước đã kiểm tra 338 cửa hàng kinh doanh Thiết bị y tế (TBYT), hiệu thuốc kinh doanh mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn. Trong số các cửa hàng bị kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 95 cửa hàng vi phạm với tổng số tiền xử phạt 197.100.000 đồng. Tạm giữ 137.776 khẩu trang các loại.
Như vậy, cộng dồn từ ngày 31/01 đến ngày 04/02/2020, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý: 2.180 vụ. Tạm giữ 466.326 chiếc khẩu trang các loại.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.