Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2020 | 15:48

Hiệu quả cao từ trồng chanh tứ mùa

Năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Nông Văn Cảm, thôn Khau Ca, xã An Phú (Lục Yên - Yên Bái) đã tìm hiểu và tiên phong trồng thành công chanh tứ mùa.

Từ mô hình này, gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, vươn lên trở thành hộ có cuộc sống khá giả.

 

tr4d.jpg
Anh Nông Văn Cảm (bên phải) vươn lên từ trồng chanh tứ mùa.

 

Trước đây,  trên gần 1ha đồi, gia đình anh Cảm chỉ trồng một số loại cây nông, lâm nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2016, anh cùng bạn bè đi tham quan và học hỏi một số mô hình trồng cây ăn quả ở huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), trong đó có cây chanh tứ mùa... Qua một thời gian học hỏi và tìm hiểu các mô hình đạt hiệu quả kinh tế trong xã, trong huyện, anh nhận thấy chanh tứ mùa phù hợp với đất đai và khí hậu ở thôn, giá cả lại ổn định. Do vậy, gia đình anh quyết định đầu tư trồng trên 300 cây chanh tứ mùa trên diện tích đất đồi.

Sau 6 tháng chăm sóc, đợt thu hoạch đầu tiên được hơn 2 tạ quả. Vụ năm 2019, gia đình anh thu hơn 5 tấn quả, bán trung bình 15.000- 20.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu gần 100 triệu đồng. Anh Cảm chia sẻ: “Kể từ khi chuyển đổi sang trồng cây chanh tứ mùa, hiệu quả kinh tế khá hơn so với trước đây, nhiều thời điểm không đủ để cung cấp cho thị trường. Đây là động lực để gia đình tiếp tục phát triển cây trồng này”.

Theo anh Cảm, đối với cây chanh tứ mùa, cần tăng cường bón phân hữu cơ  như: phân bò, phân gà... vì bón phân chuồng sẽ cho quả đẹp, mọng nước... Nhưng đặc biệt phải ủ phân trước khi bón để hạn chế sâu bệnh làm thối rễ.

Theo anh Cảm, người trồng phải tỉa cành tạo tán thường xuyên để hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và phát triển cân đối. Ngoài hơn 300 cây đang cho thu hoạch hiện nay, gia đình anh đang tiếp tục trồng thêm  300 cây nữa.

Ông Nông Ngọc Quang (thôn Đồng Dân) chia sẻ: “Được tham quan mô hình chanh tứ mùa của anh Cảm, gia đình tôi cũng học tập trồng 300 cây chanh, hy vọng sẽ thành công”.

Thấy được hiệu quả từ mô hình trồng chanh tứ mùa, anh Cảm đã vận động bà con trong thôn cùng trồng. Không chỉ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây chanh tứ mùa, anh Cảm còn đến tận nhà, vào nương của các hộ, hướng dẫn bà con cách trồng, tỉa cành, bón phân để cây chanh sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Từ hai bàn tay trắng, với quyết tâm “biến sỏi đá thành cơm” trên chính mảnh đất quê hương, anh Cảm đã gặt hái thành công.

Ông Nông Đức Tuyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Phú, khẳng định: Thành công từ mô hình trồng cây chanh tứ mùa đã giúp gia đình anh Cảm tăng thu nhập và làm giàu. Tin rằng, đây cũng là hướng đi mới giúp nhiều hộ dân trong xã An Phú học tập và làm theo.

 

 

Khắc Điệp
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top