Xã Khánh Thành (Yên Khánh - Ninh Bình) được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp.
Phát huy thế mạnh này, trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM kiểu mẫu, xã đã đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình vườn mẫu ứng dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó, không chỉ tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn, mà còn nâng cao thu nhập cho người dân.
Về Khánh Thành hôm nay, không khỏi ngỡ ngàng bởi màu xanh mướt mắt của những vườn cây nối tiếp nhau. Ngay cả hàng rào giờ cũng là nơi “hái ra tiền” bởi bà con đã sáng tạo trồng các loại cây leo như mướp đắng, mướp ngọt, gấc, hoa thiên lý… trên đó, vừa xanh tươi, vừa có sản phẩm để thu hoạch.
Vườn nhà ông Hoàng Văn Hà ở xóm 9 là một trong những khu vườn mẫu đầu tiên của xã Khánh Thành. Trên diện tích 6 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), ông Hà đã quy hoạch hơn 4 sào để trồng ổi, 1 sào đào ao thả cá, phần còn lại thì quây hàng rào để trồng rau xanh, chăn nuôi. Ngoài ra, hai bên lối đi từ cổng vào đến sân nhà, ông làm giàn mướp cao khoảng 3m, rộng 2,5m, đủ để xe tải vào trong vườn mua thực phẩm.
Theo ông Hà, khi chưa cải tạo vườn, mảnh vườn chỉ trồng vài loại cây phục vụ nhu cầu của gia đình như chuối, bưởi, nhãn. Không đầu tư công sức chăm sóc, không đưa giống cây trồng mới vào trồng nên hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp. Đầu năm 2016, khi có chủ trương của xã về cải tạo vườn tạp, ông mạnh dạn phá bỏ các cây trồng cũ để chuyển sang trồng ổi.
Được Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Làm vườn tỉnh Ninh Bình hỗ trợ cung cấp nguồn giống ổi lê Đài Loan chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật lại thêm yếu tố thổ nhưỡng phù hợp và được chăm sóc bài bản nên vườn ổi của gia đình ông Hà phát triển nhanh, bước đầu cho hiệu quả tốt. Năm 2019, thực hiện chương trình xây dựng vườn mẫu, gia đình lại tiếp tục cải tạo, quy hoạch lại khu vườn một cách bài bản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và đi lại, tận dụng tốt khoảng không, ánh sáng.
Nhờ vậy, năng suất cây trồng tăng lên khá nhiều. Vợ chồng ông Hà tính toán: Trung bình một cây ổi cho thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng/năm, tùy vào giá cả thị trường. Như vậy, với 130 gốc ổi, gia đình có khoản thu 130- 180 triệu đồng/năm. Ngoài ra, các khoản thu từ ao cá và rau màu khác quanh vườn cũng phụ thêm vào các chi tiêu lặt vặt.
Được biết, Khánh Thành triển khai xây dựng vườn mẫu năm 2019. Ban đầu xã chọn một số hộ gia đình có diện tích vườn phù hợp để triển khai thí điểm, cử cán bộ phụ trách đến hướng dẫn, bắt tay cùng làm với nhân dân. Ngoài nguồn hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình của huyện Yên Khánh, xã tạo điều kiện để người dân tiếp cận các giống cây trồng mới, chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; vận động nhân dân cải tạo một cách khoa học với hệ thống bơm tưới nước tự động, hàng rào cây xanh, quy hoạch các cây trồng chủ lực, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Ngoài ra, Khánh Thành còn chủ động liên kết với các đơn vị, tổ chức để xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho bà con. Sau hơn 2 năm triển khai, toàn xã có 62 vườn mẫu, chủ yếu trồng cây ăn quả, rau, củ quả các loại. Do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng, chăm sóc nên năng suất, giá trị nông sản ngày một nâng cao. Trung bình mỗi vườn cho thu nhập 60 - 300 triệu đồng/năm. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, vườn mẫu còn góp phần tạo diện mạo mới cho cảnh quan nông thôn nơi đây.
Theo ông Bùi Ngọc Quý, Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh, xây dựng vườn mẫu là xây dựng nông thôn mới ở trong khuôn viên hộ gia đình, phù hợp với mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong điều kiện hiện nay. Đây được coi là giải pháp hoàn thiện thêm của chương trình này. Vì vậy, xây dựng vườn mẫu được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Khánh hoan nghênh và nông dân tham gia tích cực.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.