Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 10 năm 2018 | 15:5

Hiệu quả từ thâm canh vườn cây ăn trái

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là việc chuyển đổi từ diện tích trồng cây hàng năm hiệu quả thấp sang trồng các loại cây ăn trái lâu năm

tccat.jpg
Anh Trần Văn Tư, chủ vườn xoài 5.000m2 tại xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới - An Giang) bao trái để đáp yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ảnh: H Nhung. 

 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là việc chuyển đổi từ diện tích trồng cây hàng năm hiệu quả thấp sang trồng các loại cây ăn trái lâu năm đã được nhiều địa phương quan tâm và triển khai thực hiện, nên diện tích cây ăn trái không ngừng tăng.

An Giang hiện có 13.970ha cây ăn trái, tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước (tăng 1.088ha); trong đó, có 9.603ha xoài, chủ yếu là xoài Đài Loan và xoài Cát Hoà Lộc; và các loại cây như chuối cấy mô, cam, chanh, quýt, bưởi…

Tư đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nhà vườn đã tích cực chăm sóc, chuyển đổi giống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất và chất lượng sản phẩm cây ăn trái vẫn tăng khá.

Tổng sản lượng trái cây trong 9 tháng năm 2018 của tỉnh An Giang ước đạt gần 156.300 tấn, tăng 10,7% (tăng gần 15.200 tấn) so cùng kỳ năm trước. Trong số đó, tăng nhiều nhất là xoài với sản lượng 94.500 tấn, tăng 11,4%  (tăng 9.700 tấn), chủ yếu là các giống xoài chất lượng, có giá trị kinh tế cao như xoài Đài Loan, xoài Cát Hòa Lộc. Sản lượng chuối cấy mô đạt trên 22.700 tấn, tăng 2.400 tấn. Nhóm cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi đạt sản lượng gần 2.300 tấn, tăng trên 684 tấn...

Nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã ứng dụng kỹ thuật trong xử lý cho ra hoa trái vụ hoặc gieo trồng các giống cây chất lượng. Từ đó, nâng giá bán sản phẩm lên 2 - 3 lần so với thời điểm thu hoạch chính vụ và sản xuất các giống cây trồng truyền thống. Chẳng hạn, với trái xoài cát Hòa Lộc có giá bán tại vườn phổ biến là 55.000 đồng/kg (có thời điểm giá trên 70.000 đồng/kg); ổi không hạt 13.000 - 18.000 đồng/kg; xoài Đài Loan 30.000 - 40.000 đồng/kg (có thời điểm lên 70.000 đồng/kg); nhãn 15.000 - 20.000 đồng/kg; quýt 20.000 - 25.000 đồng/kg,…

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay là, nhà vườn An Giang còn sản xuất tự phát và quy mô nhỏ lẻ, theo phong trào nên chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, các loại trái cây được bao tiêu sản phẩm còn hạn chế. Do đó, đến mùa thu hoạch đại trà, thường bị thương lái ép giá, dẫn đến giá bán các loại trái cây không ổn định, làm ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.

 

 

Vương Thoại Trung
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top