Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa đề ra trong thời gian tới là tăng cường chuyển giao và ứng dựng tiến bộ kỹ thuật để hội viên có thể tích cực, chủ động phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên quê hương.
Sáu tháng đầu năm 2016, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nhân rộng và phát triển các mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi, triển khai các dự án khoa học công nghệ mới, các dự án khuyến nông. Trong đó, nổi bật là dự án khoa học mạ khay, máy cấy, mô hình chăn nuôi có biogas composite, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp trên đệm lót sinh học, triển khai đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước 3 trong 1 và máy tưới đa năng mi ni trong vườn cây ăn quả, mô hình xử lý gốc rạ tại ruộng sau vụ thu hoạch… Tổ chức hàng chục lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hàng nghìn lượt người tham gia.
Những tháng cuối năm, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động Hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; lồng ghép hiệu quả các chương trình hoạt động; nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Tuấn Anh - Quốc An
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.