Trong Lời Kêu gọi thi đua ái quốc (ngày 11/6/1948), Người nêu rõ: “Mục đích thi đua ái quốc là: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, làm cho nước ta mạnh lên, dân ta được sống hạnh phúc”.
Theo Bác, thi đua yêu nước không phải là sự áp đặt chủ quan, duy ý chí mà bắt nguồn từ yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc; xây dựng và củng cố chế độ mới của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ngược dòng thời gian cách đây gần 40 năm, năm 1979, tưởng niệm 10 năm Bác đi xa, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Bộ Thủy sản tu bổ lại vườn cây, ao cá bên Nhà sàn – nơi Bác ở và làm việc trong Phủ Chủ tịch.
Từ đây, Bộ Nông nghiệp và Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã phát động phong trào “Vườn quả Bác Hồ” và “ Ao cá Bác Hồ”. Phong trào đã được các địa phương trong cả nước hưởng ứng sôi nổi. Từ đồng bằng đến miền núi và ở hầu hết các hợp tác xã, nông trường quốc doanh, đơn vị bộ đội, nhiều cơ quan, trường học đều tu bổ, xây dựng vườn, ao. Những giống cây, giống cá từ vườn cây, ao cá trong vườn, ao của Bác được nhân lên nhanh chóng và nhiều vườn, ao vừa cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, vừa tạo cảnh quan môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, được tặng danh hiệu “Vườn quả - Ao cá Bác Hồ”.
Tiếp sau đó, với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế gia đình được phát triển và cùng với kinh tế gia đình là kinh tế vườn. Phong trào làm kinh tế vườn, làm VAC dần dần phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, và đã trở thành phong trào sôi nổi trong cả nước, không chỉ ở miền xuôi, vùng đồng bằng mà lan tỏa rộng khắp, lên trung du miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 13/1/1986, Bộ Nông nghiệp cùng các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thủy sản và Bộ Giáo dục đã tổ chức hội nghị Tổng kết 5 năm phát động phong trào Vườn cây – Ao cá Bác Hồ. Cùng với lễ tổng kết, thể theo nguyện vọng của quần chúng nhân dân, Đại hội thành lập Hội Làm vườn Việt Nam đã trang trọng khai mạc. Từ đó, 13/1 là mốc son quan trọng, đánh dấu ngày ra đời một tổ chức xã hội nghề nghiệp với số hội viên đông đảo, thuộc đủ mọi dân tộc, tôn giáo, đủ mọi tầng lớp xã hội, Hội Làm vườn Việt Nam (tên gọi ban đầu là Hội Những người làm vườn Việt Nam – VACVINA) có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế gia đình, vận động phong trào rộng rãi phát triển nghề làm vườn trong cả nước theo mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), kiến nghị và góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về những chủ trương, biện pháp, khuyến khích nghề làm vườn phát triển.
Ngược tiếp dòng thời gian, ngay từ năm 1960, Bác đã phát động Tết Trồng cây và Người tự mình trồng những cây đầu tiên. Gần 60 năm qua, Tết Trồng cây do Người khởi sướng, phát động và nuôi dưỡng đã trở thành phong trào lớn, rộng khắp, không chỉ có ý nghĩa nhân văn mà còn là một tầm nhìn xa về môi sinh, môi trường và phát triển kinh tế.
Tết Trồng cây và phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình VAC dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội Làm vườn các cấp đã góp phần quan trọng trong cải thiện bữa ăn gia đình, tình trạng dinh dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em, bà mẹ mang thai, người cao tuổi,… Không chỉ vậy, sự phát triển của kinh tế vườn (VAC) với quy mô ngày càng lớn còn giúp tăng thu nhập cho gia đình, địa phương, tạo nên lượng hàng hóa lớn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo môi trường cảnh quan mới cho nhiều vùng đất nước, tạo thêm việc làm. Từ đây, định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp đã hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều đồi vườn, vườn rừng, vườn ruộng,… quy mô lớn ra đời. Và thực tế những năm gần đây đã khẳng định giá trị của kinh tế vườn khi xuất khẩu rau - quả đã vượt cả dầu thô và đang còn tiếp tục có bước phát triển với tốc độ cao, nhất là khi liên kết doanh nghiệp với nông dân, người làm kinh tế vườn được triển khai, tạo điều kiện để áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và tiếp cận công nghệ thời công nghiệp 4.0.
Thực tế cho thấy, trong hơn 30 năm qua, Hội Làm vườn Việt Nam đã nâng những mảnh vườn nhỏ, ao nhỏ, chuồng nhỏ quanh nhà thành hệ sinh thái VAC bền vững, thành kinh tế vườn (VAC), một chân quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn.
Tiềm năng để phát triển kinh tế vườn (VAC) ở nước ta còn rất lớn, nếu có định hướng và chỉ đạo phù hợp của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhiều vùng đất đai ở miền núi, vùng đất cát ven biển sẽ được khai thác có hiệu quả bằng mô hình VAC, đem lại hiệu quả không chỉ về kinh tế mà cả môi trường và xã hội.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.