Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 5 năm 2021 | 15:3

Hội nghị BCH Hội Làm vườn Việt Nam lần thứ 2, khoá VII: Đổi mới để phù hợp

Hội nghị được đánh giá cao với những cách làm đổi mới, sáng tạo, vừa phù hợp với tình hình dịch Covid-19, vừa tiết kiệm kinh phí.

Tại hội nghị, nhiều vấn đề về phát triển Hội, phát triển kinh tế VAC trong tình hình mới đã được bàn luận, phân tích. 

t7a.jpg
Việc tổ chức Hội nghị qua hình thức trực tiếp, trực tuyến là cách làm sáng tạo, nhằm giảm chi phí, góp phần phòng chống dịch Covid-19.

 

Đổi mới cách làm

Hội nghị BCH Hội Làm vườn(HLV) Việt Nam lần thứ 2 (khoá VII) diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để giảm thiểu việc giao tiếp trực tiếp và giảm chi phí đi lại, nên được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Đây là cách làm linh hoạt, nhiều đại biểu nhận xét.

Trước khi diễn ra hội nghị, Thường trực Hội, Văn phòng Hội đã thành lập nhóm Zalo làm kênh chia sẻ thông tin, báo cáo, bước đầu đạt được kết quả tích cực

Sự đổi mới của Hội nghị còn thể hiện trong việc trao đổi vấn đề giữa các đại biểu. Thay vì đọc văn bản dài tới 15-20 phút thì nay các đại biểu phát biểu “bo”, nội dung  đi thẳng vào vấn đề cần trao đổi, chia sẻ. Cách làm này tạo điều kiện cho nhiều đại biểu được phát biểu, nội dung trao đổi cũng sẽ đi đến tận cùng của vấn đề.

Đặc biệt, tại Hội nghị, nhiều vấn đề “nóng” mang tính thời sự đã được các đại biểu đưa ra trao đổi, góp ý kiến. Như vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp; vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, hướng thích ứng để mang lại hiệu quả; sự cần thiết phải vận động, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia  Hội; hay việc làm thế nào để  hội cơ sở hoạt động tốt, khẳng định được vị thế của mình tại địa phương…

Tăng cường liên kết với doanh nghiệp

Về định hướng phát triển Hội trong thời gian tới, theo ông Phan Huy Thông, Phó chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam, cần tăng cường liên kết giữa người làm vườn và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, thị trường trong nước, xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Cùng quan điểm, Nguyễn Xuân Vững, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh cho rằng, về lâu dài, không thể thiếu vắng các doanh nghiệp tham gia Hội. Do vậy, cần tăng cường vận động, thu hút các tổ chức kinh tế, quốc tế, các tập đoàn lớn làm thành viên của Hội.

Ông Lê Văn Tâm, Chủ tịch HLV&SVC tỉnh Đồng Tháp, cho biết, cần bổ sung nội dung vận động hội viên tham gia phòng chống xâm nhập mặn. Cùng với đó, cần ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất, kết nối doanh nghiệp tham gia liên kết cùng hội viên tiêu thụ nông sản.

Còn theo ông Nguyễn Văn Bái, Chủ tịch HLV tỉnh Bắc Giang, chúng ta phải đăng ký hoạt động của Hội để tỉnh giao nhiệm vụ, giao kinh phí. HLV là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nên cần tham gia các hoạt động của hai tổ chức này, qua đây nâng cao vị thế của mình.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch HLV Việt Nam, cho biết, vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng trong phát triển kinh tế vườn. Do vậy, cần tăng cường thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn tham gia HLV, đây là việc làm rất khả thi.

Đẩy mạnh hợp tác truyền thông

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn, cho biết, trong 6 tháng qua, Tạp chí là đơn vị trực thuộc hoạt động mạnh nhất nhưng đến giờ này chưa được đồng chí Lãnh đạo Hội nào xuống trao đổi, tâm tình với anh em. Đề nghị chúng ta cần gắn kết thông qua việc giao lưu trực tiếp chứ khồng chỉ bằng những bản báo cáo.

Về giải pháp, ông Tuấn cho biết, chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác truyền thông với các cơ quan báo chí, tôi thấy hướng đi này rất đúng, lâu này chúng ta hơi sao nhãng việc này, vai trò của HLV đã có lúc chùng xuống. Thực ra ta vẫn làm được nhưng vì nhiều lý do, chính vì thế vai trò của Hội chưa được nhắc đến nhiều. Tôi hy vọng lãnh đạo HLV khóa mới quan tâm hơn tới việc này.

Về kinh phí, kinh phí là thứ khó nhất, tìm được kinh phí cũng không đơn giản, ít nhất anh phải biết người ta cần gì, mình có gì để giúp người ta, có như vậy mới gắn được với nhau. HLV từ Trung ương đến địa phương, mình phải biết họ, ví dụ, ông có phân bón, thuốc trừ sâu, tôi có hội viên, tôi sẽ giúp ông chào hàng đến hội viên, để hai bên cùng có lợi.

“Trong hoạt động báo chí của Tạp chí Kinh tế nông thôn, đề nghị tất cả lãnh đạo Hội từ Trung ương đến địa phương có sự phối với chúng tôi nhịp nhàng hơn nữa. Chúng tôi có các văn phòng tương đối rộng, các anh có hội nghị, có việc, thông báo, chúng tôi cho người đến thông tin, qua đây lãnh đạo địa phương sẽ nắm rõ hơn về  hoạt động của Hội. Mong sự hợp tác của chúng ta tạo ra bước tiến mới trong thời gian tới”, ông Tuấn cho biết thêm.

Ông Nguyễn Xuân Hồng nhận xét: Tạp chí Kinh tế nông thôn là cơ quan ngôn luận của Hội, qua theo dõi tôi thấy Tạp chí có rất nhiều đổi mới, đặc biệt là đã đưa được thông tin hoạt động của các Hội địa phương, qua đó chúng tôi nắm được kết quả hoạt động của Hội địa phương. Đồng thời, tuyên truyền cho hội viên, nông dân những cách làm hay, những mô hình tốt để có thể học tập, nhân rộng. Thời gian tới, ngoài ở Trung ương Hội, các Hội địa phương cần phối hợp, hợp tác với Tạp chí tốt hơn nữa.

Với cách làm sáng tạo, đổi mới từ cách tổ chức đến nội dung, vấn đề trao đổi, có thể thấy được sự thay đổi phương thức hoạt động của Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành HLV Việt Nam khoá VII.

 

Hội nghị cũng đã bàn và xây dựng một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021

Cụ thể là, tiếp tục vận động, tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nhân dân nhân rộng mô hình vườn mẫu gắn với sơ kết, tổng kết kinh nghiệm. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật phát triển kinh tế vườn hàng hóa, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường liên kết với doanh nghiệp và người làm vườn; xây dựng mô hình vườn đô thị. Đảm bảo mục tiêu vừa sản xuất hiệu quả, vừa an toàn với dịch bệnh Covid-19.

Hoàn thiện lý luận mô hình kinh tế VAC gắn với phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam.

Tăng cường phối hợp với Bộ NN-PTNT. Nâng cao chất lượng tư vấn, phản biện. Tăng cường các giải pháp củng cố, kiện toàn và nâng cao biệu quả hoạt động Hội.

Triển khai phong trào thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đại hội Đảng các cấp và Đại hội VII HLVVN.

 ==

Hội nghị BCH Hội Làm vườn VN lần thứ 2, khoá VII đã biểu quyết thông qua 4 quy chế hoạt động gồm: Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam khoá VII; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội Làm vườn Việt Nam khoá VII; Quy chế làm việc của Ban Kiểm tra Hội Làm vườn Việt Nam khoá VII; Quy chế thi đua, khen thưởng.

Đồng thời, thống nhất bổ sung thêm Uỷ ban Ban Thường vụ cho các đơn vị Hội phía Nam. 

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
Top