Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 6 năm 2020 | 11:51

Huế: Chưa đầy 01 năm nhóm tội phạm công nghệ cao lừa đảo gần 120 tỷ đồng

Giả là khách mua hàng, nhóm tội phạm công nghệ cao đã lừa của những người bán hàng online gần 120 tỷ đồng. Băng nhóm này đã bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh TT - Huế phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an triệt phá.

Theo đó, Lê Anh Tuấn (sinh năm 1989, trú tại tỉnh Quảng Trị) là người cầm đầu đường dây này. Y đã từng tốt nghiệp một trường Đại học đào tạo về CNTT tại Đà Nẵng, tuy nhiên, thay vì lựa chọn một công việc đàng hoàng thì Tuấn lại sử dụng những kiến thức học được để tạo một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng Internet.

 

Đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet quy mô rất lớn, lên đến gần 120 tỷ đồng đã bị triệt phá.
Đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet quy mô rất lớn, lên đến gần 120 tỷ đồng đã bị triệt phá.

 

Để thực hiện ý định phạm tội của mình, Tuấn cấu kết với Nguyễn Tuấn Dũng (sinh năm 1994, trú tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) và Nguyễn Ngọc Thành (sinh năm 1989, trú tại tỉnh Quảng Trị) thuê trọ tại số nhà 29/48 đường Ngự Bình, phường An Cựu, TP. Huế để hoạt động. Tuấn phân công nhiệm vụ cho hai chân rết Dũng, Thành chịu trách nhiệm lập nhiều Facebook ảo có độ tin cậy cao, lên mạng vào các diễn đàn, hội nhóm tìm kiếm thông tin của những người bán hàng online, nhắn tin trò chuyện mua hàng và rút tiền.

Với trình độ CNTT sẵn có Lê Anh Tuấn đã trực tiếp thiết kế, tạo ra nhiều website giả mạo ngân hàng, website giả mạo dịch vụ chuyển tiền trung gian từ nước ngoài về Việt Nam như http://www.westers-unions.com/un...

Tiếp đến, để vận hành đường dây này, các đối tượng sau khi tìm kiếm được “con mồi”, sẽ chủ động đề nghị thanh toán trước qua ngân hàng để chiếm lòng tin, lấy lý do đang ở nước ngoài nên phải chuyển tiền qua các dịch vụ trung gian như MoneyGram hay Western Union, các đối tượng yêu cầu bị hại truy cập vào website do đối tượng cung cấp, nhập thông user, mật khẩu, mã OTP để làm thủ tục nhận tiền. Ngay khi bị hại tiến hành nhập mã OTP trên giao diện thì các mã này sẽ được gửi qua địa chỉ mail [email protected] do Tuấn quản lý.

“Nhiều nạn nhân cảnh giác không điền thông tin cá nhân vào các biểu mẫu trên website mà chúng cung cấp thì chúng sẽ sử dụng các thiết bị chỉnh âm thanh để điều chỉnh giọng nói, giả danh nhân viên của dịch vụ chuyển tiền trung gian hoặc ngân hàng và gọi cho nạn nhân bằng sim rác thông báo đã nhận được một số tiền nhưng do lỗi kết nối nên yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin user, mật khẩu, mã OTP để xác nhận tiền”, Đại úy Lưu Thanh Tùng, Đội trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết.

Ngay khi có đủ thông tin của nạn nhân, Lê Anh Tuấn sẽ sử dụng thông tin này đăng nhập vào website ngân hàng thật của ngân hàng để thực hiện lệnh chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản nạn nhân đến tài khoản của đối tượng.

 

Chúng sử dụng công nghệ giả danh là người mua hàng, giả danh nhân viên ngân hàng để yêu cầu người bán hàng online cung cấp thông tin cá nhân.
Chúng sử dụng công nghệ giả danh là người mua hàng, giả danh nhân viên ngân hàng để yêu cầu người bán hàng online cung cấp thông tin cá nhân.

 

Sau khi lừa đảo trót lọt một con mồi, đối tượng cầm đầu Lê Anh Tuấn sẽ trả công cho Dũng và Thành từ 10 - 50% số tiền lấy được. Số tiền này các đối tượng dùng để ăn chơi, tiêu xài, và “nướng” sạch vào chiếu bạc.

“Phải nói là các đối tượng này rất thông minh, tinh ranh, chúng không sử dụng một tài khoản ngân hàng duy nhất mà đăng ký nhiều ngân hàng khác nhau, sau khi lấy được tiền từ nạn nhân, các đối tượng sẽ chuyển số tiền này qua nhiều tài khoản sau đó mới rút ra. Trong quá trình điều tra, thống kế có đến hơn 300 nạn nhân đã sập bẫy đường dây này ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước; có người bị lừa từ vài triệu lên đến vài tỉ đồng. Và, chỉ tính từ tháng 10/2019 cho đến nay, nhóm đối tượng này đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng”, Đại úy Lưu Thanh Tùng cho biết thêm.

 

Chỉ tính từ tháng 10/2019 cho đến nay, nhóm đối tượng này đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng.
Chỉ tính từ tháng 10/2019 cho đến nay, nhóm đối tượng này đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng.

 

Ngay sau khi bị bắt giữ, cơ quan Công an đã khám xét nơi ở của các đối tượng, phát hiện và thu giữ 06 điện thoại di động, 02 lap top lưu trữ tài liệu phạm tội và 01 hệ thống chỉnh âm thanh để tinh chỉnh, giả giọng nói.

Đến nay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tạm giữ 3 đối tượng trên để tiếp tục điều tra, mở rộng.

Liên quan đến vụ việc này, vào khoảng tháng 3 - 4/2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế liên tục nhận được đơn trình báo của người dân về việc bị mất trộm tiền trong tài khoản ngân hàng mà là nạn nhân đều là những người bán hàng online.

Chị T. N (tên nạn nhân đã được thay đổi) cho biết: “Một người vào hỏi mua của tôi bốn cái áo, bảo là đang sống tại Mỹ, họ gửi cho tôi một đường link và đề nghị tôi truy cập vào đường link, điền đầy đủ thông tin thì mới chuyển được tiền cho tôi, tin tưởng nên tôi làm theo, sau đó có người bên ngân hàng gọi điện yêu cầu tôi cung cấp mã OTP để xác nhận thông tin, tôi tin tưởng nên đọc mã OTP cho họ, sau đó không hiểu vì sao toàn bộ tiền trong tài khoản của tôi bị lấy mất, liên lạc với người mua thì thấy đã bị chặn Facebook”.

“Qua những thông tin ban đầu mà các nạn nhân cung cấp, chúng tôi xác định đây là tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn hoạt động rất tinh vi, các dấu vết mà chúng để tại rất hạn chế do Facebook sử dụng mua hàng là Facebook ảo, việc liên lạc đều tiến hành qua tin nhắn Facebook, không để bất kỳ thông tin liên lạc nào; ngay sau khi đánh cắp tiền trót lọt, chúng đã nhanh chóng chặn Facebook, xóa dấu vết để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng”, Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đánh giá.

Xác định tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ án, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát hình sự đã phối hợp với Phòng 6, Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an điều tra, xác minh làm rõ đường dây phạm tội.
Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top