Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 10 năm 2017 | 11:48

Tận thu cau non, tiểu thương ôm "quả đắng" vì thương lái Trung Quốc

Khoảng 1 tuần qua, nhiều tiểu thương ở "đất ngàn cau" Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) phải ngậm quả đắng vì thu mua cau non ồ ạt. Để rồi, chỉ sau một đêm số cau này phải mang đổ vì thương lái Trung Quốc từ chối thu mua.

Từ giữa tháng 9/2017, khi giá cau ở các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi dao động ở mức 14.000 đến 18.000 đồng/kg, thì tại huyện Sơn Tây giá cau bị đẩy lên mức kỷ lục 25.000 đồng/kg. Nguyên nhân do tiểu thương tranh nhau mua gom cả cau non lẫn cau già về sấy khô xuất bán sang Trung Quốc.

Thế nhưng, chỉ sau một đêm nhiều người rơi vào tình cảnh lao đao, khốn khổ chỉ vì thương lái Trung Quốc từ chối thu mua cau non, hàng trả về phải đổ bỏ.

Cau sốt giá khiến người dân ồ ạt hái cau non để bán.

Cau sốt giá khiến người dân ồ ạt hái cau non để bán.

Chị Nguyễn Thị Dung - một tiểu thương ở thôn Tang Via (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây), cho biết: thương lái ồ ạt thu gom cau xuất sang Trung Quốc với số lượng lớn nên giá cau sốt từng ngày. Từ 20.0000 đồng/kg đã tăng vọt lên 25.000 - 26.000 đồng/kg chỉ sau vài ngày. Do đó, các chủ lò sấy phải thu mua cả cau non lẫn cau già để sấy đáp ứng nhu cầu xuất cau sang Trung Quốc.

Những tưởng đây là cơ hội làm ăn hiếm có, thế nhưng trong những ngày đầu tháng 10/2017, thương lái mua cau xuất sang Trung Quốc đột ngột giảm giá xuống còn 18.000 đồng/kg, sau đó thì ngừng thu mua cau non.

“Chỉ sau một đêm tôi lỗ mấy chục triệu. Ba tấn cau xuất đi bị trả về 800 kg cau non phải đổ bỏ. Số cau đủ chuẩn cũng bị hạ giá khiến tôi lỗ 6.000 đồng/kg”, chị Dung than thở.

Nhiều chủ lò sấy ngậm quả đắng vì thị trường Trung Quốc dừng thu mua cau non.

Nhiều chủ lò sấy ngậm quả đắng vì thị trường Trung Quốc dừng thu mua cau non.

Mất ăn, mất ngủ, buồn hiu khi nghĩ đến việc bị lỗ hơn 40 triệu đồng vì xe cau vừa bị trả về, tiểu thương tên Hưng ở thôn Huy Măng (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây), giãi bày: thực tế cau non không có giá trị sử dụng vì khi sấy sẽ bị teo tóp, lâu nay Trung Quốc cũng không nhập loại cau này. Tuy nhiên do giá cau tăng cao quá nên mọi người mới mua ồ ạt để kiếm lời.

“Giá cau sốt quá nên thương lái xuất cau sang Trung Quốc cũng chấp nhận mua cau non, thấy thế nên có bao nhiêu cau non tôi cũng mua hết. Ai ngờ họ đột ngột dừng thu mua khiến mình ôm quả đắng”, anh Hưng chia sẻ.

Theo chủ lò cau này, sau khi thu mua cau sẽ được sấy trong thời gian 5 ngày đêm. 4 kg cau tươi sau khi sấy được 1 kg cau khô. Cau khô được dồn bao rồi xuất bán cho thương lái Trung Quốc.

“Mọi năm, cau xuất sang Trung Quốc phải đạt chất lượng, chưa có hạt, không non cũng không già. Không hiểu sao năm nay họ mua cả cau non nên không chỉ tôi mà hầu hết các chủ lò sấy đều bị lừa”, anh Hưng phân trần.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Tín dụng chính sách: “Điểm sáng” và “trụ cột” trên hành trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách: “Điểm sáng” và “trụ cột” trên hành trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình Đổi mới.

  • Cần có giải pháp hỗ trợ để Yên Định hoàn thành các tiêu chí NTM

    Cần có giải pháp hỗ trợ để Yên Định hoàn thành các tiêu chí NTM

    Với 7/19 tiêu chí NTM giai đoạn 2022 – 2025 chưa đạt như hiện nay, nếu không có giải pháp cụ thể và sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh Hà Giang, huyện Bắc Mê sẽ rất khó để xã Yên Định duy trì được các tiêu chí đã đạt và hoàn thành các tiêu chí còn lại.

  • Chuyển biến tích cực trong xây dựng NTM ở Sơn Động

    Chuyển biến tích cực trong xây dựng NTM ở Sơn Động

    Sau 02 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/HU của Huyện ủy Sơn Động (Bắc Giang), Chương trình xây dựng NTM có bước chuyển tích cực, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đã có 224/285 tiêu chí hoàn thành (đạt 78,6%), bình quân đạt 14,9 tiêu chí/xã; Long Sơn về đích xã NTM trước 01 năm so với kế hoạch.

  • Tiên Lãng khoác diện mạo mới

    Tiên Lãng khoác diện mạo mới

    Là huyện thuần nông, Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) không ngừng nỗ lực phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Sau khi về đích nông thôn mới (NTM) năm 2020, huyện Tiên Lãng tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, vùng quê khoác lên mình tấm áo mới, từ đó nông thôn trở thành miền quê đáng sống...

Top