Xuất khẩu tôm, gạo... vào EU theo EVFTA đang là điểm sáng xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp.
Đây có thể được là mục tiêu để ngành nông nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, dễ cán đích tổng kim ngạch 41 tỷ USD trong năm nay.
Xuất khẩu lô tôm đầu tiên
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, đối với ngành thủy sản, việc xóa bỏ thuế quan trong EVFTA kỳ vọng tạo ra cơ hội to lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Lô sản phẩm tôm đông lạnh của Công ty Thông Thuận được vận chuyển lên xe chở xuất khẩu sang thị trường EU. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Sáng 11/9, tại khu công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận và đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam tổ chức Lễ xuất khẩu lô sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam, trực tiếp là của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thông Thuận đi một số nước châu Âu theo Hiệp định EVFTA.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho rằng đối với ngành thủy sản, việc xóa bỏ thuế quan trong EVFTA kỳ vọng tạo ra cơ hội to lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong vòng ba năm; trong vòng năm năm sẽ xóa 90,3% và trong vòng bảy năm sẽ xóa 100%. Tận dụng lợi thế này, từ đầu tháng Tám đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 đã mang đến triển vọng cho xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm 2020. Riêng trong tháng 7/2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU đạt hơn 54 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7/2019. Trong tháng 8 tiếp tục chứng kiến tăng trưởng khoảng 20% so với tháng 8/2019.
Dự kiến đến hết năm sẽ tiếp tục tăng, mặc dù tốc độ tăng trưởng chưa cao do vẫn chịu tác động của dịch Covid-19.
Ông Carsten Schittek, Tham tác công sứ, Trưởng ban Thương mại phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho biết, tôm nước lợ được xuất khẩu sang thị trường EU đã khẳng định sự thành công của Việt Nam và các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam. Có thể nói, ngành thủy sản nói chung và ngành tôm của Việt Nam nói riêng là ngành sản xuất có tính cạnh tranh cao. Thực tế khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, mức thuế quan từ 12% trở về 0% sẽ giúp cho ngành tôm Việt Nam thành công hơn nữa trong việc chiếm thị phần cao tại thị trường EU.
Ông Carsten Schittek cho rằng, khi thuế quan được dở bỏ và thương mại tăng trưởng sẽ kéo theo sau Hiệp định tự do mậu dịch. Thực tế ở đây EU cũng chưa có con số cụ thể, bởi vì con số cụ thể không thể phản ánh hết được đích thực tiềm năng khai thác giữa hai phía Việt Nam và EU.
Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, nhấn mạnh chế biến tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai của tỉnh, chiếm 43,5% trong tổng cơ cấu xuất khẩu của tỉnh; trong đó chủ yếu là từ đóng góp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thông Thuận - Chi nhánh Ninh Thuận, chiếm hơn 95% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thông Thuận, ông Trương Hữu Thông, cho rằng trong ba thị trường hàng đầu thế giới mà công ty có xuất khẩu thủy sản thì châu Âu là thị trường có sự ổn định nhất về tiêu thụ, chính sách và giá cả.
Gạo tiên phong dẫn đường
Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, sau khi EVFTA có hiệu lực, ông đã ký được hợp đồng với 3 đối tác ở EU để xuất 3.000 tấn gạo ST20 và Jasmine 85.
“Chúng tôi đã xuất được 150 tấn, số còn lại sẽ tiếp tục giao cho khách theo lịch của họ. Gạo ST20 xuất khẩu có giá trên 1.000 USD/tấn, cao hơn trước đây khoảng 200 USD/tấn, gạo Jasmine giá trên 600 USD/tấn, cao hơn trước đây gần 100 USD/tấn”, ông Bình nói.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, Công ty Trung An là một trong 3 DN gửi hồ sơ về Cục, đăng ký xuất khẩu đi EU hưởng ưu đãi thuế từ EVFTA.
“Một số DN khác cũng liên hệ để nộp hồ sơ. Các DN có thể gửi hồ sơ đăng ký qua Cổng dịch vụ hành chính công của Bộ N&PTNT, hoặc gửi qua bưu điện. Chứng nhận hoàn toàn miễn phí”, ông Cường nói.
Ông Cường cho biết, theo Quy định tại EVFTA hiện có 9 giống lúa thơm sau xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch thuế quan: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451 và Tài nguyên Chợ Đào.
“Muốn được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo quy định của EU, gạo thơm phải được chứng nhận đảm bảo đúng giống. Do vậy, để đảm bảo độ thuần của gạo thơm xuất khẩu, cần kiểm tra ruộng lúa thơm trước khi thu hoạch”, ông Cường nói.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, năm 2019 lượng gạo của Việt Nam xuất sang EU là 50.000 tấn, trị giá 28,5 triệu Euro. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của EU là 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch 1,4 tỷ Euro. So với các nước ASEAN, xuất khẩu gạo của Việt nam vào EU chỉ bằng 1/6 của Thái Lan, 1/10 Myamnar, 1/4 Campuchia.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, với EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm.
“Nếu chúng ta thực hiện tốt các quy định của EU và xuất khẩu được 30 nghìn tấn gạo thơm và 80 nghìn tấn gạo tẻ theo hạn ngạch sang EU với giá bán cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo của Việt Nam”, ông Doanh nói.
Rau quả, thủy sản… tận dụng cơ hội
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, EVFTA cũng mở ra cơ hội cho các mặt hàng rau quả Việt Nam. Theo ông, trước khi EVFTA có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào EU đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi (GSP), nhưng vẫn ở mức khá cao (10 - 20%).
Tuy nhiên, từ đầu tháng 8/2020, khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được EU giảm về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng rau, quả là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
“Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các mặt hàng rau, quả của Thái Lan, Trung Quốc, khi họ chưa có hiệp định thương mại tự do với EU”, ông Nguyên nói.
Ông Nguyên cho hay, năm 2019, xuất khẩu rau quả Việt Nam vào EU đạt gần 150 triệu USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng chiếm 0,08% tổng nhu cầu nhập khẩu rau, quả của EU. Tuy nhiên, nhờ lợi thế về EVFTA, rau quả vào EU của Việt Nam năm nay có thể đạt khoảng 200 triệu USD. Dẫu vậy, con số trên tùy thuộc vào diễn biến của dịch COVID-19, nhất là khâu vận chuyển.
Ông Nguyên cũng lưu ý, dù EVFTA có ưu đãi về thuế, nhưng đây là thị trường khó tính, nhất là trong vấn đề kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm… Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị trả hàng, gây thiệt hại không chỉ riêng doanh nghiệp, mà cả ngành. Bởi thế, việc DN tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, theo hướng GAP, tổ chức khâu sơ chế, chế biến là yêu cầu bắt buộc.
Tổng Giám đốc Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng cho biết, DN của ông cũng đang xuất khẩu thanh long và bưởi sang EU, nhưng số lượng không nhiều.
Theo ông Tùng, việc giảm thuế nhập khẩu khiến các nhà nhập khẩu được hưởng lợi, họ sẽ cân nhắc để nhập rau quả của Việt Nam so với các thị trường khác như Thái Lan. “Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19, hàng xuất đi EU rất chậm. Do vậy, có thể phải chờ thời điểm sau giai đoạn dịch lắng xuống, lúc đó mới có thể đánh giá rõ nét hơn hiệu quả do EVFTA mang lại”, ông Tùng phân tích.
Trong khi đó, đối với ngành thủy sản, kể từ khi EVFTA có hiệu lực đã có 212 mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU được xóa bỏ. Trước thời điểm trên những mặt hàng này đang bị áp thuế từ trên 0 đến 22%, trong đó nhiều dòng chịu mức thuế cao 6-22%...
Riêng mặt hàng tôm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng, EVFTA mang đến hi vọng cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU trong những tháng cuối năm.
9 loại gạo thơm xuất sang EU được miễn thuế nhập khẩu Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định và hướng dẫn cụ thể về chứng nhận chủng loại gạo thơm được miễn thuế nhập khẩu trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU theo Hiệp định EVFTA. Theo đó, có 9 chủng loại gạo thơm bao gồm: Jasmine 85; ST 5; ST 20; Nàng Hoa 9; VĐ 20; RVT; OM 4900; OM 5451; Tài nguyên Chợ Đào. Có 2 điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận. Thứ nhất, gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố). Thứ hai, lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%. |
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.