Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2019 | 21:5

Huyện Phú Vang (TT-Huế): Sửa cho có tại dự án kém chất lượng?

UBND xã Vinh Xuân đã yêu cầu đơn vị thi công khắc phục những rạn nứt của một công trình tại địa phương. Tuy nhiên, việc khắc phục dường như chỉ tiến hành ở mức làm “cho có”!

Sau phản ánh của Báo Kinh tế nông thôn qua bài viết “Huyện Phú Vang (TT-Huế): Nhiều dự án bỏ hoang hoặc kém chất lượng!”, UBND huyện Phú Vang đã có Văn bản số 845/UBND-VP Về việc phản ánh của báo chí đến công trình trên địa bàn huyện.

Qua văn bản, Chủ tịch UBNG huyện Phú Vang yêu cầu các đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá và tiến hành khắc phục sửa chữa, báo cáo kết quả về UBND huyện trước ngày 25/10/2019.

Một trong những dự án đã phản ánh trên là đường Hồ Thị Tình đến vùng nuôi trồng thủy sản thuộc xã Vinh Xuân. Dự án này có chiều dài hơn 1km, nguồn vốn thi công hơn 1 tỷ đồng được lấy từ ngân sách của xã này để thực hiện.

Tại hiện trường, một số đoạn rạn nứt đã được tiến hành khắc phục. việc khắc phục dường như chỉ tiến hành ở mức độ “cho có”!

Bởi lẽ, trước đó qua làm việc và cùng PV trực tiếp thực địa, ông Nguyễn Đồng, Chủ tịch UBND xã Vinh Xuân (đơn vị chủ đầu tư của dự án) đã xác nhận những rạn nứt của dự án mới hoàn thành này.

Trong buổi làm việc trên, ông Đồng đã đưa ra nguyên nhân của hiện tượng rạn nứt tại dự án. Đặc biệt, đối với những đoạn không đảm bảo chất lượng, Chủ tịch xã Vinh Xuân đã khẳng định, chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị thi công cào bỏ và đổ bê tông lại.

Đến nay, theo ghi nhận của PV, những đoạn bê tông kém chất lượng, rạn nứt trước kia không bị cào đi đổ mới lại như lời Chủ tịch Đồng đã nói mà chỉ đơn thuần là được phủ lên một lớp bê tông có độ dày khoảng … vài cm.

Lớp bê tông mới phủ lên có độ dày khoảng … vài cm.
Lớp bê tông mới phủ lên có độ dày khoảng … vài cm.
 

Liên hệ với ông Nguyễn Đồng trao đổi về sự việc trên, Chủ tịch xã Vinh Xuân cho biết, chủ đầu tư đã yêu cầu đơn vị thi công khắc phục và các bên thống nhất sửa chữa, khắc phục bằng cách dùng máy lu để ép lớp bê tông cũ xuống, sau đó đổ lớp bê tông mới đè lên.

Tuy nhiên, theo ghi nhận, vào lúc đơn vị thi công tiến hành sửa chữa, khắc phục tại dự án, chẳng có chiếc xe lu nào ngoài một số công nhân và các vật dụng, vật liệu cần thiết.

Khung cảnh khi các công nhân tiến hành sửa chữa tại Dự án Đường Hồ Thị Tình đến vùng nuôi trồng thủy sản thuộc xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Khung cảnh khi các công nhân tiến hành sửa chữa tại Dự án đường Hồ Thị Tình đến vùng nuôi trồng thủy sản thuộc xã Vinh Xuân.

 

Trao đổi về câu chuyện này, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng cho biết, việc khắc phục rạn nứt bê tông như vậy là không hợp lý, bởi lẽ, giữa lớp bê tông cũ và lớp bê tông mới không ăn khớp nhau nên sẽ nhanh chóng dẫn đến hiện tượng bong tróc lớp bề mặt mới đổ.

Giữa lớp bê tông cũ và lớp bê tông mới không ăn khớp nhau nên sẽ nhanh chóng dẫn đến hiện tượng bong tróc lớp bề mặt.
Giữa lớp bê tông cũ và lớp bê tông mới không ăn khớp nhau nên sẽ nhanh chóng dẫn đến hiện tượng bong tróc lớp bề mặt.

 

Hơn nữa, lớp bê tông mới đổ với có độ dày vài cm dường như chỉ là làm “cho có”. Bởi vì, lớp bê tông ấy làm sao có thể chịu đựng được lực của các phương tiện giao thông, nhất là lúc chuẩn bị vào vụ làm đồng của người dân.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
Top