Đó là một trong số nhiều nội dung được UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) kết luận liên quan đến quá trình hoạt động của Hợp tác xã (HTX) Tiến Lực, xã Lộc An.
Được biết, HTX Tiến Lực, xã Lộc An có Giấy chứng nhận đăng ký HTX, số: 310707000022 do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Lộc cấp ngày 27/10/2017.
HTX này được dự án PAM 2780 đầu tư, hỗ trợ trồng rừng từ năm 1982 đến 1988. Theo số liệu của huyện Phú Lộc, hiện tại, HTX Tiến Lực đang quản lý 133,86 ha đất rừng được quy hoạch là rừng sản xuất.
Thời gian vừa qua, nhiều người dân tại xã Lộc An đã gửi đơn thư tố cáo HTX Tiến Lực đến các cấp chính quyền vì thiếu minh bạch trong việc thu chi cũng như để cho người dân lấn chiếm hàng chục hecta rừng thuộc sự quản lý của HTX này.
Để xác minh, giải quyết những nội dung tố cáo trên, UBND huyện Phú Lộc đã thành lập Đoàn thanh tra liên ngành. Qua đó, căn cứ nội dung tố cáo, kết quả kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, bằng chứng, ý kiến giải trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và theo báo cáo số 12/BC-ĐTTr của Đoàn thanh tra liên ngành, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc đã có Kết luận số 830/KL-UBND liên quan đến sự việc nêu trên.
Theo đó, UBND huyện Phú Lộc kết luận HTX Tiến Lực đã có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động.
Thu – chi thiếu minh bạch
Cụ thể, theo Kết luận số 830 của UBND huyện Phú Lộc, HTX Tiến Lực thực hiện không đúng quy định tại Điều 5, Điều 6 Luật Kế toán năm 2003 khi có 19 chứng từ chi với tổng số tiền 62.084.000 đồng, không có hóa đơn chứng từ gốc, không chứng minh được nội dung chi.
Thực hiện quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 28/5/2010 về việc phê duyệt phương án khai thác rừng Thông của HTX Tiến Lực, khi thanh toán Hợp đồng bán gỗ thông (đợt 3) cho Công ty Bình Nguyên, Quảng Nam do tính toán sai HTX này đã gây giảm giá trị thực bán là 10.130.000 đồng.
HTX Tiến Lực đã giao khoán 31,60 ha đất rừng theo phương thức giao khoán 18 năm, áp dụng cho 03 chu kỳ, trong đó, chu kỳ đầu người nhận khoán nộp cho HTX 13.000.000/ha, chu kỳ thứ 2 và 3 thực hiện ăn chia theo tỷ lệ 7:3 (người nhận khoán hưởng 70%, bên giao khoán được hưởng 30% giá trị cây đứng tại rừng). Hoạt động này của HTX Tiến Lực được Đoàn thanh tra liên ngành kết luận không xây dựng phương án, xác định các khoản chi phí đầu vào thiếu chính xác, còn mang cảm tính dẫn đến quyết định một cách không đủ cơ sở.
Lỏng lẻo trong quản lý
Trong quá trình hoạt động, HTX Tiến Lực chưa thực hiện việc thu tiền đầy đủ từ các hộ nhận khoán rừng dẫn đến hoạt động và hạch toán tài chính của đơn vị này bị ảnh hưởng.
Thêm nữa, HTX Tiến Lực đã vi phạm khoản 6, Điều 38, Luật Đất đai năm 2003, điểm đ, khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 khi để xảy ra tình trạng lấn, chiếm đất rừng trong thời gian dài nhưng chưa có biện pháp cụ thể để ngăn chăn, xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát diện tích 49,86 ha đất rừng do HTX quản lý.
Đáng chú ý, trong số người lấn chiếm đất rừng, năm 2004 ông Nguyễn Văn Thiệp - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Lộc An lấn chiếm 1,59 ha đất rừng Thông thuộc thửa đất số 581, tờ bản đồ số 02, tọa lạc tại khu vực Khe Nước, xã Lộc An.
Cũng theo Kết luận số 830/KL-UBND của UBND huyện Phú Lộc, từ khi trồng rừng Thông bằng nguồn vốn tài trợ của Chương trình lương thực thế giới (PAM) đã đầu tư trồng rừng từ năm 1982 đến năm 1988 hoàn thành, HTX không đưa diện tích rừng Thông để định giá trị tài sản và theo dõi biến động tài sản để tính giá trị hằng năm được quy định tại Điều 1 Quyết định số 145/1998/QĐ-TTg ngày 15/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của Chương trình lương thực thế gưới (PAM).
Xử lý của chính quyền địa phương
Liên quan đến những sai phạm của HTX Tiến Lực, UBND huyện Phú Lộc đã có đưa ra những hướng xử lý cụ thể. Trong đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện sẽ tham mưu UBND huyện thu hồi và hướng dẫn các thủ tục pháp lý liên quan đến thửa đất bị số 581, tờ bản đồ số 02 do ông Nguyễn Văn Thiệp lấn chiếm.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức chỉ đạo Đảng ủy xã Lộc An tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể Đảng ủy xã qua các thời kỳ từ năm 2005 đến nay do thực hiện chưa tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Cùng với đó, kiểm điểm ông Nguyễn Văn Thiệp do đã có hành vi lấn, chiếm đất trồng Thông do HTX Tiến Lực quản lý.
Số tiền 62.084.000 đồng chi không đúng sẽ bị thu hồi và nộp vào tài khoản tạm gửi của Thanh tra huyện. Đối với số tiền 10.130.000 sẽ do Giám đốc và Kế toán trưởng HTX Tiến Lực chịu trách nhiệm nộp lại.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.