UBND xã Lộc An (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) mời ông Hoàng Phi Hùng (thôn Xuân Lai) đến làm việc lấy ý kiến thông qua quy hoạch đấu giá bến bãi tập kết cát, sỏi tại khu vực Cây Sen.
Cụ thể, UBND xã Lộc An mời ông Hoàng Phi Hùng đến UBND xã này vào lúc 14h00 ngày 03/9/2019 để làm việc lấy ý kiến thông qua quy hoạch đấu giá bến bãi tập kết cát, sỏi tại khu vực Cây Sen.
Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có bài viết “Thừa Thiên - Huế: Xe chở cát sỏi phá nát đường dân sinh” về việc người dân sống tại xã Lộc An phản ánh các xe chở cát, sỏi từ các cơ sở kinh doanh cát, sỏi tại thôn Nam Phổ Cần, đã khiến nhiều tuyến đường ở đây hư hỏng nặng nề.
Tiếp tục tìm hiểu, các cơ sở kinh doanh cát, sỏi tại thôn Nam Phổ Cần khiến dư luận nghi ngại về việc tại đây không có hóa đơn chứng từ mua – bán cát, sỏi; không có đầy đủ thủ tục pháp lý nhưng vẫn hoạt động một cách rầm rộ.
Cụ thể, trong một buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Lý, là chồng và người đại diện cho bà Nguyễn Thị Lệ Chi, chủ của một trong số những cơ sở kinh doanh cát, sỏi tại thôn Nam Phổ Cần (ông Lý hiện đang là chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc - PV) cho biết, số lượng cát, sỏi ở bãi này thu mua từ các hộ dân khai thác tự phát do đó, đơn vị này không thể có hóa đơn chứng từ được.
Đáng nói hơn, ông Lý hết sức “hồn nhiên” về vấn đề nói trên và cho rằng việc không có hóa đơn chứng từ ở đây cũng giống việc người ta mua bán, trao đổi khoai sắn ngoài chợ.
Tiếp đến, theo ông Lý và một số cá nhân liên quan, các cơ sở kinh doanh cát, sỏi nói trên không có đầy đủ các cơ sở pháp lý theo pháp luật hiện hành. Và, ông Lý giải thích rằng, nguyên nhân của việc này là từ chính quyền địa phương.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh ở đây đã nộp tiền thuê đất theo quy định rồi nhưng các thủ tục thuê đất chưa có. “Cái này là trách nhiệm của nhà nước hay của ai đó thì em tìm hiểu thêm, chứ bây giờ anh có biết được nhà nước sai hay hộ dân họ sai. Nộp tiền thuê đất thì cơ quan nhà nước lập các thủ tục cho thuê đất tiếp theo, nhưng cho đến bây giờ mấy năm rồi họ cũng không làm”, ông Lý trao đổi với PV báo Kinh tế nông thôn.
Cũng về vấn đề pháp lý của các cơ sở kinh doanh ông Lý tiếp tục thể hiện sự “hồn nhiên” rằng bản thân ông không hề hay biết đến sự tồn tại của Quyết định số 07/QĐ-UBND ký ngày 03/01/2019 về việc quản lý, sử dụng các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Sau khi phản ánh đến công luận, nhiều người đang băn khoăn: Tại sao cơ sở kinh doanh không đảm bảo tính pháp lý vẫn ngang nhiên hoạt động? Đặc biệt, việc tiêu thụ cát, sỏi không rõ nguồn gốc phải chăng là hành động tiếp tay cho cát tặc lộng hành? Có người hoài nghi rằng có hay không sự tắc trách, buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương? Và, các cơ sở kinh doanh này sẽ bị xử lý như thế nào có đủ tính răn đe hay chỉ là xử phạt cho có?
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc về sự việc này.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.