Dù được phê duyệt từ năm 2011, với tổng vốn đầu tư 177 tỷ đồng, trên diện tích đất gần 8ha tại vị trí đắc địa và dự kiến đi vào hoạt động sau 15 tháng thi công, nhưng nhiều năm trôi qua, dự án trăm tỷ trên vẫn chỉ để… hoang phí.
Vị trí đắc địa
Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 31191000230 ngày 20/12/2011 cho VietinBank làm chủ đầu tư, với diện tích 7,914ha để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ đáp ứng nhu cầu đào tại và phát triển nhân lực cho VietinBank.
Dự án gồm các hạng mục: khối phòng học 05 tầng; khối nhà hành chính, hiệu bộ 07 tầng; nhà thực hành 04 tầng; trung tâm hành chính 10 tầng và các hạng mục phụ trợ khác với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 55.651m2.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, VietinBank đã hoàn tất các thủ tục về đầu tư, đất đai và khởi công xây dựng trên hiện trường dự án.
Ở một khía cạnh khác, theo nguồn tin của PV, công trình do VietinBank làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng vào cuối năm 2009, với thiết kế xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm khu nhà làm việc, giảng dạy, học tập, thư viện, thể dục - thể thao…
Công trình này được đầu tư với tổng kinh phí 177 tỷ đồng, dự kiến sau 15 tháng thi công công trình chính thức đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội thảo, hội nghị của VietinBank khu vực miền Trung.
“Chết lâm sàng” dù chưa đi vào hoạt động!?
Cứ ngỡ rằng dự án trăm tỷ, được xây dựng trên hàng chục nghìn mét vuông, tọa lạc ở mặt tiền của Tỉnh lộ 10 (đoạn thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) sẽ tạo ra bộ mặt tươi mới, khang trang, hiện đại nơi cửa ngõ phía Đông đi vào thành phố Huế nhưng tất cả đến nay vẫn chỉ là… “bánh vẽ”.
Nói như vậy bởi lẽ, đến thời điểm hiện tại, được biết, về cơ bản nhà đầu tư đã hoàn thành các hạng mục chính của dự án, đang tiến hành nghiệm thu từng phần để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Kinh tế nông thôn tại đây thì hoàn toàn khác.
Cụ thể, dù một số tòa nhà cao tầng đã được xây dựng, được sơn màu, được lắp máy điều hòa, xây lối đi, xây khuôn viên, dựng cột điện… nhưng chỉ để … ong làm tổ, nhện giăng tơ, bụi bặm phủ trắng… Nhiều mảng tưởng rạn nứt, nhiều khung sắt hoen gỉ, xuống cấp, nhiều mảng sơn bong tróc loang lổ…
Cùng với đó, xung quanh dự án này là cây cỏ dại mọc um tùm, cổng ra vào khóa chặt, ít người lui tới… khiến người qua lại khu vực này không nhận ra “sự sống” của công trình hoặc không thể nhận thấy dấu hiệu dự án này sắp đi vào hoạt động.
Sự khác biệt quá lớn với mục tiêu ban đầu và hiện tượng “chết lâm sàng” của dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank khiến người dân phải lên tiếng.
Tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, người dân địa phương đã phản ánh với chính quyền việc công trình mãi không sử dụng, cỏ mọc um tùm không chỉ gây lãng phí mà còn làm xấu bộ mặt khu đô thị đang phát triển - một cửa ngõ dẫn vào thành phố Huế.
Nhiều người dân bày tỏ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cần có ý kiến với nhà đầu tư để đưa công trình sớm đi vào hoạt động, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ việc khác.
Hướng xử lý?
Liên quan đến sự việc trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho hay, nguyên nhân do lộ trình và kế hoạch tuyển sinh của VietinBank. Theo báo cáo của nhà đầu tư, dự kiến tuyển sinh đợt học viên đầu tiên trong quý II/2019 và hoàn thiện các hạng mục còn lại để đưa vào hoạt động. Đồng thời, hàng năm định kỳ theo quý, nhà đầu tư đã thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án, kế hoạch triển khai trong thời gian tới cho Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh theo đúng quy định.
Còn Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế được biết, tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành giám sát, đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương triển khai dự án đảm bảo đúng mục tiêu, chủ trương của tỉnh.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.