Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra các dự án bất động sản “đất vàng, giá bèo” tại Thanh Hóa từ tháng 4/2017 và báo cáo vào quý II/2017, nhưng đến nay, kết luận cuối cùng vẫn chưa được công bố.
Các dự án “đất vàng, giá bèo” mà Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra làm rõ là Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương, TP.Thanh Hóa; Khu biệt thự cao cấp (Quảng Cư, Sầm Sơn).
Ngày 27/8/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3013/QĐ-UBND do ông Nguyễn Đình Xứng, Phó chủ tịch (nay là Chủ tịch) UBND tỉnh ký “chỉ định” phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương, TP.Thanh Hóa. Dự án ngay lập tức gây xôn xao dư luận khi số tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước chỉ là 28,854 tỉ đồng cho hơn 2,9ha đất.
Điều này trái ngược với Quyết định số 4194/2012- QĐ-UBND ngày 13/12/2012 về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013 do chính UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành: Đất tại khu vực từ đường Lê Hữu Lập đến cầu Đông Hương có giá từ 11,2 - 28 triệu đồng/m2, tùy từng vị trí.
Dù dự án nằm trong khu vực trên, nhưng với việc ban hành Quyết định 3013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã “bán” 2,911ha đất “vàng” với giá quá “bèo”, doanh nghiệp chỉ còn phải nộp vào ngân sách 29 tỉ đồng, nghĩa là chỉ trên 2,8 triệu đồng/m2, thấp hơn quá nhiều so với chính bảng giá tỉnh Thanh Hóa ban hành trước đó. Trong khi giá trị thực mà doanh nghiệp bán cho dân thời điểm đó dao động từ 20-30 triệu đồng/m2.
Nếu dựa vào khung giá đất mà UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành, dự án này đã làm thất thoát ngân sách gần 200 tỷ đồng?
Dự án Khu biệt thự cao cấp xã Quảng Cư (TP. Sầm Sơn) cũng có dấu hiệu thất thu ngân sách hàng chục tỷ đồng, sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa cho điều chỉnh, thương thảo lại hợp đồng với nhà đầu tư.
Từ chỗ ngân sách thu về hơn 60 tỷ đồng tiền sử dụng đất, nhưng với Quyết định số 3147/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 do ông Nguyễn Đình Xứng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký ban hành thì số tiền ngân sách thu được chỉ còn lại trên 12 tỉ đồng, thất thu hơn 40 tỉ đồng?
Trả lời báo chí tháng 8/2017, ông Lê Văn Lịch, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trưởng đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số dự án bất động sản có dấu hiệu “bất thường” – đất vàng, giá bèo tại Thanh Hóa, cho biết: Quá trình thanh tra đã hoàn tất, chúng tôi đã trình kết luận lên lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi nào lãnh đạo Bộ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng thì kết luận sẽ được công bố rộng rãi.
Tuy nhiên, hơn 1 năm trôi qua, kết luận vẫn chưa thấy công bố rộng rãi. Ngược lại, vụ việc có dấu hiệu bị “chìm” một cách kỳ lạ!?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.