Việc khai thác cát trái phép, không có giấy tờ hợp lệ diễn ra cả ngày lẫn đêm làm cho hai bờ sông sạt lở nghiêm trọng, mặc dù lực lượng chức năng đã vào cuộc xử lý nhưng vẫn chưa chấm dứt được hoạt động này.
Đấu tranh với nạn khai thác cát trái phép
Sông Đồng Nai, đoạn qua khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh luôn là điểm nóng về tình trạng khai thác, vận chuyển cát trái phép. Thời gian gần đây, trước việc giá cát và nhiều loại vật liệu xây dựng tăng cao, cũng là lúc các đối tượng gia tăng hoạt động khai thác, vận chuyển cát lậu.
Tổ công tác phòng, chống khai thác cát trái phép, Đội Cảnh sát đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai truy bắt các đối tượng bơm hút cát trái phép trên sông Đồng Nai.
Từ bến thủy ở phường Long Bình Tân, các trinh sát bắt đầu xuất phát. Sau 15 phút di chuyển, giữa không gian tối mù mịt trên sông Đồng Nai, tổ công tác đã tiếp cận khu vực nhóm đối tượng đang hút cát trái phép từ dưới trên sông Đồng Nai lên thuyền, đoạn thuộc xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa.
Bị lực lượng công an bất ngờ bắt quả tang, các đối tượng trên thuyền đã chống trả quyết liệt, bơm nước vào để đánh chìm thuyền hòng tẩu thoát và phi tang chứng cứ. Tuy nhiên, lực lượng công an đã kịp thời khống chế, bắt giữ các đối tượng cùng tang vật.
Trực tiếp tham gia truy bắt nhiều vụ khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai, Thượng úy Nguyễn Tuấn Anh, Tổ công tác phòng, chống khai thác cát trái phép cho biết: “Thông thường, khi chúng tôi áp sát, các đối tượng trên thuyền rất manh động, liều lĩnh, dùng cây gậy để đẩy thuyền lực lượng chức năng ra xa, rồi dùng đá ném khiến việc tiếp cận gặp khó khăn. Đồng thời rút lù phương tiện để đánh chìm giữa sông và bơi vào bờ tẩu thoát. Việc trục vớt phương tiện để xử lý gặp rất nhiều khó khăn”.
Theo Trung tá Nguyễn Thế Thuận, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai, các đối tượng bơm bút cát trái phép trên sông Đồng Nai chủ yếu người từ các địa phương khác đến, sử dụng các phương tiện nhỏ để dễ dàng tẩu thoát khi bị phát hiện. Ngoài ra, thường bố trí người theo dõi lực lượng khu vực chung quanh bến thủy của đơn vị, khi cán bộ, chiến sĩ xuất phát lập tức báo cho đồng bọn ngưng bơm hút cát, đưa thuyền vào đậu sát bờ.
Ngoài khai thác cát trái phép nhức nhối, việc vận chuyển cát lậu trên sông Đồng Nai cũng diễn ra phức tạp. Cách đây ít ngày, Công an huyện Nhơn Trạch vừa bắt quả tang 2 chiếc thuyền đang trong quá trình vận chuyển gần 50m3 cát trên sông Đồng Nai đi thiêu thụ. Bước đầu, qua làm việc, chủ thuyền khai nhận mua cát từ các đối tượng bơm hút cát trái phép trên sông Đồng Nai, thuộc địa bàn thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) để chở về miền tây bán kiếm lời.
Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, tình trạng khai thác, vận chuyển cát trái phép trên sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp. Những ngày qua, lực lượng chức năng liên tục phát hiện bắt giữ nhiều phương tiện và đối tượng. Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2022 đã phát hiện 10 vụ khai thác cát trái phép, 33 vụ vận chuyển cát không có hóa đơn chứng từ, tạm giữ 46 phương tiện.
Trung tá Nguyễn Thế Thuận cho biết, ngoài việc tiếp tục duy trì Tổ công tác phòng, chống khai thác cát trái phép để tuần tra kiểm soát trên sông Đồng Nai, nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời hành vi khai thác, vận chuyển cát trái phép, lực lượng Phòng Cảnh sát giao thông sẽ phối hợp Thanh tra giao thông tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật tại các bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng ven bờ. Bởi, không ít các bến bãi được cho là nơi tiêu thụ cát lậu do các đối tượng bơm hút, vận chuyển cát từ lòng sông lên.
Khai thác cát không đảm bảo an toàn
Chi Cục đường thủy nội địa Khu vực III (thuộc Cục đường thủy nội địa) vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Xây dựng-Dịch vụ-Thương mại-Vận tải Trung Hiếu Phát (phường Trường Thạnh, Quận 9, TP.HCM) với số tiền 55 triệu đồng.
Lý do vì công ty trên đã có hành vi khai thác khoáng sản (cát sông) không có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình khai thác khoáng sản theo Nghị định 139/2021 ngày 30-12-2021 của Chính phủ.
Trước đó vào ngày 1/3, Đội thanh tra – An toàn số 5 (thuộc Tổ thanh tra an toàn Tiền Giang) tiến hành kiểm tra, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Trung Hiếu Phát khai thác khoáng sản (cát) tại mỏ cát Cẩm Sơn trên sông Cổ Chiên đoạn thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã có hành vi vi phạm trên.
Trước đó vào đầu tháng 10-2020 UBND tỉnh Bến Tre đã cấp quyền cho Công ty TNHH Xây dựng-Dịch vụ-Thương mại-Vận tải Trung Hiếu Phát (đơn vị trúng đấu giá) khai thác mỏ cát Cẩm Sơn trên sông Cổ Chiên đoạn thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
Mỏ cát này có chiều dài 1,6km. Diện tích mỏ cát được cấp phép trên 70ha với trữ lượng khai thác 510.000m3. Thời gian khai thác 2 năm, công suất khai thác 180.000m3/năm (tương đương với 720m3/ngày). Việc khai thác cát chỉ được thực hiện vào ban ngày từ 7 giờ đến 17 giờ hằng ngày. Hoạt động khai thác cát cách bờ tối thiểu 200m, độ sâu tối đa không quá 1,2m.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.