Với đặc điểm chung là quy mô nhỏ, vòng đời ngắn và đang chưa tạo dựng được niềm tin với các ngân hàng nên các doanh nghiệp siêu nhỏ ít nghĩ đến việc mở rộng kinh doanh, nâng cấp hay cải tiến hệ thống. Nhưng nay, lo lắng này phần nào đã được giải quyết.
Linh hoạt trong vay vốn, mọt đột phá tăng trưởng của PVComBank.
Nỗi bí bách nhiều năm qua
Số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm tỷ lệ 97% trong tổng số doanh nghiệp của Việt Nam. Họ được xác định là động lực tăng trưởng, “xương sống” của nền kinh tế vì sử dụng 50% lao động và góp hơn 40% GDP. Tuy nhiên, đây là khu vực đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh như mặt bằng sản xuất, thị trường, đặc biệt là vấn đề vốn vay.
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong số 97% doanh nghiệp nhỏ và vừa, có đến 85-90% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đáng nói hơn, chỉ có khoảng 40% các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng.
Tình hình kinh doanh có khởi sắc, nhiều ngân hàng báo lãi lớn, song tỷ lệ nợ xấu thời gian qua cũng tăng theo. Đây là một trong những lý do khiến các ngân hàng thận trọng trong việc “mở hầu bao” cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trong phân khúc nhỏ và siêu nhỏ. Bởi lẽ, với quy mô còn nhỏ, đối tượng doanh nghiệp này chưa tạo được sự tin tưởng về năng lực vận hành, khả năng tài chính với ngân hàng.
Không ít khách hàng phản ánh gặp khó khăn khi muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh. Anh Vũ Huy Cường, hiện đang sở hữu 2 cửa hàng cung cấp dịch vụ làm bánh tại quận Cầu Giấy và quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết: “Sau hơn 2 năm kinh doanh, số lượng khách hàng ngày một tăng lên, tôi dự định mở rộng quy mô cửa hàng không chỉ ở Hà Nội mà còn hướng đến các tỉnh lân cận nhưng lại gặp trở ngại về vấn đề vay vốn”.
Như vậy, doanh nghiệp vẫn cứ bị vướng vào vòng luẩn quẩn “muốn mở rộng thì cần vốn nhưng muốn vay vốn thì lại không dễ vì quy mô nhỏ” mà chưa tìm được lối thoát.
Ngân hàng “mở cửa” cho các doanh nghiệp siêu nhỏ
Trên thực tế, chủ sở hữu doanh nghiệp siêu nhỏ thường có xu hướng vay tín dụng cá nhân để phục vụ mục đích kinh doanh. Với cách này, cửa cho các doanh nghiệp sẽ rộng hơn bởi với cá nhân ngân hàng không quá khắt khe về hồ sơ, thủ tục. Song điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chịu thiệt thòi khi khoản vay này không được tính vào chi phí vận hành, được khấu trừ một khoản thuế thu nhập do vay dưới danh nghĩa cá nhân.
Cho đến nay, một số ngân hàng dường như thấu hiểu hơn nỗi khổ của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên đã “mở hầu bao” bằng cách đưa ra các gói ưu đãi tín dụng dành riêng cho đối tượng này.
Có thể kể đến gói tín dụng “Đồng hành cùng doanh nghiệp siêu nhỏ” của BIDV với ưu đãi lãi suất chỉ từ 6,8%/năm. Nhưng ưu đãi này chỉ áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn dưới 12 tháng.
Còn ở ACB, sau khi đánh giá, phân loại khách hàng, xác minh tài chính, kế hoạch sử dụng vốn vay hợp lý..., doanh nghiệp sẽ được vay tín chấp với lãi suất tùy theo thời điểm và tiềm lực của doanh nghiệp, độ rủi ro của từng khoản vay.
Đáng chú ý, gói ưu đãi vay “Linh hoạt cấp vốn - Đột phá tăng trưởng” của PVcomBank triển khai từ đầu năm 2017 được cho là một lựa chọn khá hấp dẫn giúp doanh nghiệp siêu nhỏ không bị tuột mất cơ hội kinh doanh đang có trong tay.
Một lãnh đạo của PVcomBank cho hay, với tổng hạn mức gói lên đến 1.500 tỷ đồng, các doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất vay vốn từ 7,5%/năm. Đặc biệt, bên cạnh hình thức thế chấp phổ biến là tài sản của chủ doanh nghiệp hay những cá nhân góp vốn, PVcomBank còn cho phép thế chấp tài sản một cách linh hoạt từ người thân của họ với các loại tài sản khác nhau như bất động sản, sổ tiết kiệm, ô tô...
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc diện khởi nghiệp (Star Up), nếu thành lập mới chưa đủ 12 tháng thường khó đáp ứng các điều kiện vay vốn của các Ngân hàng thì khi đến với PVcomBank, các doanh nghiệp này sẽ được xem xét tham gia gói vay ưu đãi lãi suất nếu có thời gian hoạt động chỉ từ 6 tháng trên nền tảng phát triển từ hộ kinh doanh.
PVcomBank còn chủ động hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn các gói ưu đãi vay khác nhau tùy theo nhu cầu, các đặc điểm hoạt động ngành nghề của khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng khi vay vốn. Chưa kể, nhà bang này cũng thường xuyên áp dụng các điều kiện cho vay linh hoạt, giảm thủ tục hồ sơ, thực hiện giải ngân nhanh,.. cùng các chương trình hỗ trợ vốn, ưu đãi phí dịch vụ nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp.
Từ những động thái của các ngân hàng, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ “dễ thở” hơn khi nhắc đến vấn đề vay vốn để phát triển, mở rộng quy mô. Tuy nhiên, bên cạnh việc vay vốn dễ hơn, giới chuyên gia cũng khuyến cáo, doanh nghiệp cần cẩn trọng hơn trong việc điều phối, vận hành cũng như đảm bảo duy trì tài chính để có thể đảm bảo khả năng chi trả tốt khoản nợ đã vay. Đó cũng là một cách để doanh nghiệp siêu nhỏ gây được thiện cảm hơn nữa với ngân hàng.
PV
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…