Việc khai thác trái phép nguồn tài nguyên cát đang ngày một “biến tướng” ở hầu hết các tỉnh trong cả nước, nhưng dường như không hề bị ngành chức năng kiểm tra và xử lý dứt điểm… người dân bức xúc phản ánh trong “vô vọng”?
Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn sử dụng nguồn cát khai thác trái phép
Hàng chục xe cơ giới đang ra sức đào bới, vận chuyển trái phép khối lượng lớn cát, sỏi ra khỏi khu vực, hướng lên phía cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang thi công.
Cả một dải bờ sông, đất đai và rừng cây của người dân bị đào phá, tan hoang như bãi chiến trường. Lần theo dấu vết, chúng tôi phát hiện điểm tập kết cát, sỏi này nằm ngay tại các chân công trình của một số doanh nghiệp đang thi công xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa phận huyện Hải Lăng.
Lãnh đạo UBND xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng nói rằng, sự việc này xã vừa nắm bắt, kiểm tra hiện trường và lập biên bản vi phạm; các đối tượng khai thác cát, sỏi trái phép ở đây khai nhận cung cấp lượng cát, sỏi này cho một số đơn vị thi công cao tốc Bắc – Nam kể trên. Tuy nhiên, do khối lượng cát, sỏi bị múc trộm ước tính rất lớn, vượt thẩm quyền xử lý của UBND xã, nên đơn vị đã có văn bản báo cáo UBND huyện để xử lý sự việc.
Tương tự, ông Nguyễn Khắc Hòa, cán bộ địa chính UBND xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng cho hay: “Qua kiểm tra, các đối tượng khai thác cát, sỏi trái phép ở đây khai nhận số vật liệu này cung cấp cho một số doanh nghiệp để thi công san lấp mặt bằng các đường công vụ, cao tốc và lót đáy cống thoát nước ở đây. Trường hợp khối lượng ít, tôi sẽ đình chỉ việc làm trái phép tắc này ngay tại lúc đó, nhưng vì khối lượng rất lớn nên tôi đã báo cáo ngay UBND huyện và các cơ quan chức năng liên quan của huyện, tỉnh để kiểm tra, xử lý theo quy định”.
Trao đổi báo chí, ông Văn Ngọc Tiến Đức, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Lăng cho biết, ông đã nhận được thông tin, báo cáo của cán bộ chức năng và lãnh đạo UBND các xã Hải Sơn, Hải Lâm. Hiện tại, đơn vị đang tổ chức lực lượng, phối hợp kiểm tra; nếu mức độ vi phạm ít, thuộc thẩm quyền thì sẽ tham mưu UBND huyện xử lý; trường hợp việc khai thác trữ lượng lớn, vượt thẩm quyền, huyện sẽ báo cáo, đề nghị UBND tỉnh xử lý theo quy định pháp luật.
Ở một diễn biến khác, lãnh đạo chủ đầu tư dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn cho biết, hiện đơn vị đã gửi văn bản yêu cầu tất cả 31 nhà thầu báo cáo, xuất trình các loại chừng từ về nguồn vật liệu đưa vào thi công xây dựng các hạng mục công trình này; đồng thời, qua rà soát, kiểm tra tại hiện trường, đơn vị đã phát hiện một số nhà thầu có sử dụng một số vật liệu trái với quy định trong thi công, trong đó có việc sử dụng nguồn vật liệu khai thác trái phép là cát, sỏi từ sông Nhùng, nên đã yêu cầu các nhà thầu này bóc tách, di chuyển toàn bộ số vật liệu trái quy định nói trên ra khỏi hiện trường xây dựng.
Chỉ đạo xác minh phản ánh giả chữ ký để khai thác cát
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức họp báo cung cấp các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tại đây, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã chỉ đạo Công an tỉnh này phối hợp các cơ quan chức năng địa phương điều tra việc Công ty TNHH Bình Minh Ninh Thuận giả chữ ký người dân để lập hồ sơ khai thác cát trên sông Dinh (thuộc phường Phước Mỹ, TP. Phan Rang - Tháp Chàm) mà báo Tiền Phong đã phản ánh.
Trước đó, Công ty Bình Minh tự ý làm làm đường công vụ ngay trên sông Dinh để khai thác cát khi chưa được cơ quan chức năng địa phương phê duyệt. Theo lãnh đạo UBND phường Phước Mỹ, để hoàn thiện hồ sơ khai thác cát trên sông Dinh, Công ty Bình Minh làm giả chữ ký người dân địa phương về phương án vận chuyển cát đi vào đất của dân. Sau khi phát hiện, UBND phường Phước Mỹ đã báo cáo sự việc lên cơ quan cấp trên xử lý theo thẩm quyền.
Trả lời câu hỏi của báo chí về trách nhiệm trong việc quản lý khai thác cát trên sông Dinh tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Quế - Giám đốc Sở TN&MT Ninh Thuận, cho biết: Vào năm 2016, Công ty Bình Minh được cấp giấy phép khoáng sản trên sông Dinh. Trước khi có kế hoạch khai thác, Công ty Bình Minh được vận chuyển cát đi qua xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước). Sau này, người dân phản đối nên công ty xây dựng phương án vận chuyển cát đi qua phường Phước Mỹ. Đến năm 2020, Công ty Bình Minh phải điều chỉnh lại phương án để gia hạn việc khai thác cát trên sông Dinh. Với phương án mới, Công ty Bình Minh phải thỏa thuận đường vận chuyển cát qua nhà dân ở phường Phước Mỹ.
“Khi các cơ quan có thẩm quyền đang nghiên cứu thẩm định phương án điều chỉnh khai thác cát, Công ty Bình Minh đã tự ý làm đường công vụ. Ngay sau báo chí phản ánh sự việc lấp dòng sông Dinh, Sở TN&MT Ninh Thuận vào cuộc kiểm tra đồng thời yêu cầu doanh nghiệp trả lại hiện trạng, chấm dứt việc làm đường công vụ”, ông Quế cho hay.
Đối với câu hỏi liên quan đến nội dung giả chữ ký người dân của Công ty Bình Minh, ông Nguyễn Văn Quế cho rằng đây là thỏa thuận giữa doanh nghiệp, người dân và của chính quyền nên Sở TN&MT Ninh Thuận không có thẩm quyền kiểm tra.
Không đồng ý với nội dung phản hồi của Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Ninh Thuận, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã yêu cầu Sở TN&MT Ninh Thuận phối hợp với cơ quan công an vào cuộc làm rõ hành vi làm giả chữ ký người dân trong quá trình lập hồ sơ khai thác cát trên sông Dinh.
“Nếu doanh nghiệp làm giả chữ ký, tôi đề nghị công an vào cuộc xác minh. Sở TN&MT tỉnh phối hợp với cơ quan công an xác minh. Sở TN&MT tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xử lý, nếu có vi phạm phải xử lý chứ không để báo chí vào cuộc mới đi làm”, ông Trần Quốc Nam chỉ đạo.
Tại họp báo, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cho biết, việc khai thác cát ở sông Dinh thời gian qua đã ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân hai xung quanh và gây ra vấn nạn xói lở bờ sông. Hiện trên dòng sông Cái, phía dưới là sông Dinh có nhiều cung bậc thủy điện, hồ chứa nước. Toàn bộ lượng cát sỏi từ thượng nguồn đổ về hạ du đã bị các hồ chứa nước, thủy điện chắn hết. “Về lâu dài, hạ du trên sông Dinh không có cát để khai thác. Đến một thời điểm nào đó chúng ta phải hạn chế và chấm dứt trên sông Dinh” - ông Trần Quốc Nam nói và cho biết tỉnh Ninh Thuận hiện đã có chủ trương phát triển mạnh khai thác cát nhân tạo.
Như báo chí đã phản ánh, người dân sinh sống tại phường Phước Mỹ (TP. Phan Rang - Tháp Chàm) nhiều năm qua phản ánh việc Công ty TNHH Bình Minh - Ninh Thuận tự ý đưa phương tiện cơ giới vào xẻ lòng sông Dinh. Việc tự ý nắn dòng sông Dinh gây biến dạng dòng chảy, tiềm ẩn rủi ro về xói lở, đe dọa trực tiếp đến nhà cửa của người dân sát bờ sông Dinh.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.