Công an TP. Hà Nội bắt quả tang 2 tàu chở cát và 1 tàu đang hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Hồng. Bước đầu ban chuyên án xác định nhóm người này lợi dụng đêm tối để khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Ngày 23/12, Công an TP. Hà Nội cho biết, đơn vị vừa bắt quảng tang 3 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng. Theo đó, vào khoảng 3h ngày 22/12, các trinh sát thuộc Đội 3, Phòng Cảnh sát môi trường đã kiểm tra 3 phương tiện thủy, trong đó có 1 tàu số hiệu VP0479 đang khai thác cát trái phép lên khoang tàu, sau đó bơm chuyển cát sang tàu TH-1120 và 1 tàu chở cát khác mang số hiệu TH-0542 cũng đang cập vào mạn bên phải tàu VP-0497 để chờ mua cát tại khu vực sông Hồng, đoạn thuộc địa bàn xã Kim Lan, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Qua kiểm tra sơ bộ, những người có mặt trên 3 tàu này đều không xuất trình được giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, không xuất trình được giấy tờ phương tiện và giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo quy định. Các đối tượng cũng đồng thời thừa nhận lợi dụng đêm tối để đi khai thác cát trái phép.
Cụ thể, trên tàu hút cát số hiệu VP-0479, có Nguyễn Thị Ngọc (SN 1964, chủ tàu), Chử Đức Phương (SN 1984, lái tàu) và Nguyễn Văn Đức (SN 1979, phụ tàu), đều trú tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trên tàu TH-1120, có Trần Thị Tiến (SN 1966, chủ tàu), Nguyễn Văn Tuấn (SN 1990, lái tàu) đều trú tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; Trên tàu TH-0542, có Thiều Văn Tứ (SN 1976, chủ tàu kiêm lái tàu), Lưu Thị Hà (SN 1986, phụ tàu) đều trú tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Theo tính toán sơ bộ của cơ quan chức năng, tổng khối lượng cát khai thác trái phép trên cả 3 tàu là gần 200m3. Hiện, Phòng Cảnh sát môi trường Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.