Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 5 năm 2020 | 19:54

Khởi tố nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng cấp phép khai thác rừng trái luật

Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố 3 bị can liên quan vụ khai thác rừng trái pháp luật để trồng cao su tại huyện Bảo Lâm, trong đó có nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng.

Khởi tố nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết, liên quan vụ khai thác rừng trái pháp luật để trồng cao su tại huyện Bảo Lâm, Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 3 bị can, trong đó có ông Lê Văn Minh, nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng.

Vụ án này xảy ra tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc (gọi tắt Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc) từ năm 2016 và được Bộ Công an chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra từ đầu năm 2017.
 
Theo đó, 3 bị can bị khởi tố gồm: ông Lê Văn Minh - nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng (đã nghỉ hưu); ông Lê Quang Nghiệp - nguyên Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng và ông Mai Hữu Chanh, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc.

tanthu4-1_rbdg.jpg
Văn bản của Sở NN-PTNT Lâm Đồng cấp cho Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc khai thác tận thu lâm sản để trồng cây cao su

 

Các bị can này bị khởi tố về tội danh “vi phạm quy định về quản lý rừng” quy định tại khoản 3, Điều 233 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Các quyết định khởi tố bị can này đã được Viện KSND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn và tống đạt đến các bị can.
 
Cụ thể, ông Nghiệp biết rõ trong hồ sơ dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo sang trồng cao su tại một phần tiểu khu 398, 418, 419 xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm của Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa đúng với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, ông Nghiệp vẫn tham mưu cho ông Minh, lúc đó là Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng, ký quyết định cấp phép khai thác tận dụng lâm sản (đợt 4) vào ngày 1.4.2016, cho phép Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc khai thác lâm sản trái pháp luật tại các tiểu khu trên với diện tích 75,8 ha, trữ lượng gỗ trên 3.509 m3.
 
Việc làm này vi phạm Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14.2.2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và bảo vệ môi trường. Mặt khác vi phạm quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 1.6.2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Liên quan đến việc khai thác rừng để trồng cao su tại Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc, từ năm 2013 đến tháng 4.2016, Sở NN-PTNT Lâm Đồng đã 4 đợt cấp phép cho đơn vị này khai thác trên 200 ha rừng với tổng sản lượng gỗ gần 15.000 m3. Công ty này liên kết với Công ty TNHH Thành Chí khai thác tận thu lâm sản để trồng cây cao su, trong đó có nhiều diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ rất lớn .
 
tânthu2.jpg
Ông Lê Văn Minh, nguyên Giám đốc sở NN-PTNT Lâm Đồng ký văn bản cho phép Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc khai thác tận thu lâm sản trái pháp luật

 

 
Tuy bị khởi tố bị can, nhưng hiện nay ông Nghiệp vẫn đang đương chức Phó phòng Tổ chức của Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng và vẫn đến cơ quan làm việc bình thường. Tương tự, ông Mai Hữu Chanh cũng đang đương chức và điều hành công việc tại Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc.
 
Được biết, sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ các sai phạm của 3 bị can liên quan đến việc tổ chức khai thác rừng trái pháp luật để trồng cao su tại Công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc huyện Bảo Lâm để xử lý theo pháp luật.
 
Kết quả quan trắc môi trường Hà Tĩnh: Nguồn nước chất lượng, không khí trong lành
 
Trong đợt 1 năm 2020, Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT Hà Tĩnh) đã thực hiện quan trắc môi trường nước mặt tại 77 vị trí, nước dưới đất tại 58 vị trí, nước biển tại 17 vị trí, không khí và tiếng ồn tại 78 vị trí, đất 22 vị trí, trầm tích 10 vị trí và phóng xạ 24 vị trí.

Theo đó, về chất lượng môi trường nước mặt, không có vị trí nào nằm trong nhóm ô nhiễm nặng và kém. 59 vị trí có chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. 16 vị trí quan trắc có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. 2 vị trí có chất lượng nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích khác.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, chất lượng nước dưới đất đang tồn tại 53/55 (chiếm 91%) vị trí bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, sắt, mangan, coliform, nhiễm mặn, giảm pH…

Với chất lượng môi trường nước biển ven bờ, kết quả quan trắc cho thấy, hầu hết các thông số phân tích chất lượng môi trường nước biển trên địa bàn toàn tỉnh đều đang nằm trong giới hạn cho phép, ngoại trừ một số vị trí bị ô nhiễm coliform, florua, sắt.

Chất lượng môi trường không khí xung quanh, nhìn chung, giá trị các khí gây ô nhiễm SO2, CO, NO2 đều đạt quy chuẩn. Tại một số vị trí tiếng ồn và bụi lơ lửng vượt giá trị giới hạn, chủ yếu tại các nút giao thông đô thị, khu vực gần các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nơi có lưu lượng xe tham gia giao thông lớn.

Chất lượng môi trường trầm tích đang ở mức an toàn. Kết quả phân tích cho thấy pH, hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích đều đang nằm trong giá trị giới hạn theo quy chuẩn và biến động không đáng kể so với các đợt quan trắc trước.

 

135d4093148t9907l1-152d4083231t25777l0.jpg
Chất lượng môi trường nước biển ven bờ ở Hà Tĩnh đang trong giới hạn cho phép.

 

Kết quả phân tích 24 mẫu đất ở các khu vực khác nhau cho thấy, các thông số được quan trắc và phân tích trong môi trường đất có sự biến động giữa các đợt quan trắc. Tuy nhiên, sự biến động này là không lớn và đều có hàm lượng thấp hơn giá trị giới hạn đối với từng mục đích sử dụng đất được quy định.

Môi trường phóng xạ trong không khí trên địa bàn Hà Tĩnh quan trắc được đang nhỏ hơn nhiều so với giá trị giới hạn cho phép. Tuy nhiên, giá trị hầu hết các thông số được quan trắc có xu hướng tăng lên.

Căn cứ vào kết quả đợt quan trắc và phân tích chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh trong đợt 1 năm 2020 và các đợt quan trắc trước đó, Sở TN&MT Hà Tĩnh kiến nghị các cơ quan quản lý môi trường cần tăng cường kiểm tra và giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các nội dung đã cam kết về bảo vệ môi trường.

Kiểm tra sau thẩm định việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, phân loại hợp lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại của các dự án đầu tư; hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất...

PV (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top