Ngày 24/12/2015, UBND xã Đức Bình Đông cấp phép xây dựng Dự án “Trang trại chăn nuôi heo thịt của hộ gia đình Võ Duy Nghiệm” khi chưa được đánh giá tác động môi trường…
5 năm tồn tại và hoạt động trái pháp luật
Căn cứ Phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, Dự án “Trang trại chăn nuôi heo thịt của hộ gia đình Võ Duy Nghiệm” thuộc “Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi” nằm trong “Danh mục dự án phải đánh giá tác động môi trường”.
Số thứ tự 78 của Phụ lục II ghi rõ: Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 1.000m2 trở lên, buộc “phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án” (khoản 2, Điều 19, Luật BVMT 2015).
Tại hợp đồng chăn nuôi gia công heo thịt ngày 12/7/2016 giữa bên A (đặt gia công) là Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh tại Phú Yên với bên B (nhận gia công) ông Võ Duy Nghiệm, quy mô chuồng trại được ghi rõ là 1.200 con/trên mỗi lứa nuôi, với diện tích chuồng số 1 là 1.365m2 (chưa tính các công trình phụ trợ).
Từ những luận cứ nói trên, Dự án “Trang trại chăn nuôi heo thịt của hộ gia đình Võ Duy Nghiệm” thuộc đối tượng phải lập đề án BVMT chi tiết theo Thông tư hướng dẫn số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ TN&MT được quy định chi tiết tại Khoản 3, Điều 22 Nghị định số 18 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ 01/04/2015).
Cho nên, việc “Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện đề án BVMT chi tiết”, ông Võ Duy Nghiệm phải thực hiện trình tự, thủ tục theo các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Thông tư hướng dẫn của Bộ TN&MT. Dự án mang tên ông Võ Duy Nghiệm không thuộc đối tượng miễn lập đề án BVMT đơn giản, vì: Tại Điều 10 của Thông tư 26 nêu rõ: “Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này”. Cơ sở trang trại chăn nuôi heo thịt của ông Võ Duy Nghiệm được xây dựng và đi vào hoạt động từ sau ngày 01/4/2015 (ngày 24/12/2015), thì phải thực hiện theo Nghị định số 18 của Chính phủ và chịu sự hướng dẫn tại Thông tư số 26 của Bộ TN&MT.
Xem thường pháp luật
Đề án BVMT đơn giản của Dự án Trang trại chăn nuôi heo thịt của hộ gia đình Võ Duy Nghiệm lập ngày 30/9/2016 là vô căn cứ, vì cơ sở này xây dựng bất hợp pháp giữa khu dân cư thôn Tân Lập không tuân thủ mọi quy định của Luật BVMT, NĐ18/CP và Thông tư hướng dẫn số 26 của Bộ TN&MT. Ngày 03/10/2016, ông Võ Duy Nghiêm lại tiếp tục có Tờ trình số 01/TTr trình UBND huyện Sông Hinh “V/v xác nhận đăng ký đề án BVMT đơn giản”.
Từ đề án BVMT đơn giản và tờ trình vô căn cứ nói trên của ông Võ Duy Nghiệm, UBND huyện Sông Hinh có Công văn số 727/XN-UBND ngày 11/10/2016 cấp “Giấy xác nhận đăng ký đề án BVMT đơn giản trang trại chăn nuôi heo thịt”.
Khoản 1, Điều 13 Thông tư 26 quy định: “Cơ quan xác nhận ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án BVMT đơn giản theo mẫu quy định tại phụ lục 10b của Thông tư 26”. Ở đây, UBND huyện Sông Hinh không chỉ đạo ngành chức năng thẩm định đề án, không xác nhận ký và đóng dấu xác nhận vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án BVMT đơn giản do ông Võ Duy Nghiệm đứng tên. Và, tại Điểm b, Khoản 2, Điều này ghi rõ: “UBND cấp huyện gửi một (01) bản giấy xác nhận kèm đề án BVMT đơn giản đã xác nhận cho chủ cơ sở; gửi một (01) bản giấy xác nhận đề án cho Sở TN&MT, UBND cấp xã nơi có cơ sở hoạt động”. Ở đây, UBND huyện Sông Hinh không gửi cho Sở TN&MT đề án BVMT đơn giản được xác nhận ký tên và đóng dấu là chưa có cơ sở pháp lý đã được đánh giá tác động môi trường.
Cho nên, qua 02 yếu tố của Điều 13 nói trên, Công văn số 727 chỉ là văn bản nội bộ xử lý tình thế, không có giá trị pháp lý.
Thay lời kết
Trang trại chăn nuôi heo thịt của hộ gia đình Võ Duy Nghiệm đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 350 hộ gia đình nơi đây, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương…
Đề nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các đơn vị chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý chủ cơ sở gây ô nhiễm môi trường; làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan; trả lại môi trường trong lành cho người dân thôn Tân Lập.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.