Nhiều công trình xây dựng không phép tại tiểu khu 156a, thuộc địa bàn Phường 10, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng không bị xử lý.
Do nằm ở vị trí khuất trong cánh rừng thông và chỉ có duy nhất một con đường độc đạo dẫn vào khu vực đang xuất hiện những căn nhà xây dựng không phép tại tiểu khu 156a, thuộc địa bàn Phường 10, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Với quy mô được xây dựng bằng kết cấu móng kè bằng đá, tường bao xi măng, mái tôn. Hàng chục căn nhà nằm gọn trong khu rừng thông, có diện tích từ 70 – 100m2/1 căn nhà
Để có thể tiến hành xây dựng lên những căn nhà kiên cố nêu trên, chủ đầu tư đã ngang nhiên đưa máy móc vào san lấp với mục đích lấy mặt bằng. Những gốc thông xanh bị đất, đá vùi lấp khó có thể sống.
Người dân địa phương cho biết, căn nhà đầu tiên được xây dựng từ cuối năm 2018 và đến nay đã hình thành cả dãy nhà khoảng chục căn trên đất rừng. Thế nhưng các cơ quan chức năng không phát hiện, xử lý kịp thời.
UBND TP Đà Lạt cho biết đã chỉ đạo Công an thành phố phối hợp với chủ rừng, UBND Phường 10 và các phòng, ban chức năng kiểm tra, xử lý. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần sớm có cuộc khảo sát, kiểm tra đồng thời xử lý thật nghiêm người tự ý “phá hoại” khu rừng thông này, bên cạnh đó cần có hình thức khiển trách cán bộ quản lý địa bàn vì thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, để xảy ra vi phạm nghiêm trọng này.
Ninh Thuận: Doanh nghiệp xâm hại nghiêm trọng Rừng đồi Từ Thiện
Qua đó, người dân phản ánh cho hay, con đường ven biển của tỉnh, đoạn ngang qua thôn Từ Thiện về hướng tây - nam và tây - bắc, khu rừng đồi rộng lớn đang bị đào bới sâu hơn chục mét, dài hàng cây số.
Cả một vạt rừng đồi đã bị tàn phá vì khai thác cát, để lộ ra những vạt lớn đất đỏ phía dưới rừng đồi sâu hàng chục mét. Tại khu vực này, hiện có ba máy múc, máy đào và nhiều xe ô-tô trọng tải lớn luân phiên chạy vào chở cát về trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Người dân cho biết thêm, mấy năm nay, thấy ngay đầu đường, doanh nghiệp đến gắn biển “Bãi cát động Mỹ Phát” và khai thác cát cho đến nay, làm hư hỏng đường đi lại. Anh L ở thôn Từ Thiện, bức xúc: “Khai thác cát động thì doanh nghiệp chỉ múc cát ở dưới mặt của vùng bìa rừng đồi, cát màu vàng thì mới gọi là cát động, sao lại xâm hại đến vùng đất đỏ đã có độ kết dính hàng trăm năm, tạo nên rừng đồi chắc chắn, cây mọc xanh tốt như vậy”.
Trên trục đường ven biển, nơi đoàn xe ô-tô trọng tải lớn chở cát chạy ngang, một thành viên của Tổ Thanh tra giao thông (Sở GTVT Ninh Thuận) đang lập biên bản một xe vận tải chở cát vi phạm, không che phủ bạt theo quy định, mức xử phạt vi phạm hành chính số tiền hai triệu đồng, trao đổi với chúng tôi: “Thanh tra giao thông chỉ xử lý xe lưu thông trên đường vi phạm, chứ không có quyền hỏi doanh nghiệp có giấy phép khai thác không”.
Trên thực tế được ghi nhận, liền kề với vùng đất mà doanh nghiệp đang khai thác cát theo hình thức gọi là thu hồi khối lượng cát làm vật liệu xây lấp từ cải tạo đất, phục vụ sản xuất nông nghiệp là cả vạt rừng đồi rộng lớn đất đỏ bị đào, múc sâu hoắm, để lộ ra cảnh rừng đồi bị xâm hại nghiêm trọng, kết cấu chân đất đang mất dần liên kết địa chấn, sẽ khó tránh được sạt lở nghiêm trọng đất rừng đồi nơi đây khi trời mưa lớn. Trong khi đó, phía dưới khu vực khai thác cát là hàng chục đìa nuôi tôm của người dân. Anh Lê Văn Vương, sống đối diện khu vực khai thác cát, cho biết, mấy hôm trước trời mưa lớn, nhìn sang thấy nơi đó sạt lở từng mảng lớn, sau đó doanh nghiệp múc lên xe ô-tô tải chở đi nhiều lắm, kiểu đó thì chỉ vài năm nữa thôi, rừng đồi không chỉ bị san bằng mà còn tạo thành hố sâu rất nguy hiểm.
Trao đổi qua điện thoại, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định, đơn vị không cấp giấy phép cho doanh nghiệp nào khai thác cát ở vùng đó, vấn đề này UBND huyện Thuận Nam và xã Phước Dinh chịu trách nhiệm.
Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam, Lê Huyền cho biết, ngày 5-7-2019, UBND tỉnh có Thông báo số 2857/UBND- KTTH về việc thu hồi khối lượng cát làm vật liệu xây lấp từ cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam của Công ty TNHH Khai thác khoáng sản và Thương mại vận tải Hạnh Thái; vị trí, diện tích khu vực thu hồi nằm trong phạm vi thửa đất số 48, diện tích 23,772m2, theo tờ bản đồ địa chính số 62 đã đo đạc bổ sung của xã Phước Dinh, được giới hạn bởi tám điểm có tọa độ cụ thể. Khối lượng thu hồi cát làm vật liệu san lấp là 11.000m3. Phương pháp, thiết bị thi công bằng cơ giới với tổ hợp máy đào và ô-tô tự đổ. Thời gian thu hồi ba tháng (quyết định có hiệu lực từ ngày ký, ngày 5-7-2019). Giao Sở tài nguyên và Môi trường phối hợp địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thu hồi khối lượng cát làm vật liệu san lấp của Công ty TNHH Khai thác khoáng sản và Thương mại vận tải Hạnh Thái và kịp thời báo cáo UBND tỉnh các phát sinh, vướng mắc (nếu có) để xem xét, giải quyết.
Cùng ngày 5-7-2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1095, về việc phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với khối lượng cát san lấp, Công ty TNHH Khai thác khoáng sản và Thương mại vận tải Hạnh Thái được phép thu hồi làm vật liệu xây dựng thông thường, tại xã Phước Dinh.
Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam, Lê Huyền cho biết thêm, đã cử cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp xã Phước Dinh đi kiểm tra và nếu phát hiện doanh nghiệp khai thác không đúng theo Quyết định của UBND tỉnh, huyện sẽ có báo cáo kiến nghị tỉnh xử lý, chấm dứt tình trạng khai thác đã gây ảnh hưởng môi trường và xâm hại đến rừng đồi Từ Thiện.
Trước thực tế mà chúng tôi phản ánh, đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các cơ quan liên quan và UBND huyện Thuận Nam, kiểm tra việc khai thác cát tại khu vực rừng đồi Từ Thiện, kịp thời ngăn chặn việc xâm hại nghiêm trọng khu vực này, đang gây bức xúc trong dư luận địa phương, nhằm tránh sạt lở rừng đồi khi mùa mưa bão đang đến gần. Bên cạnh đó, tỉnh cần xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân tắc trách trong công tác kiểm tra, giám sát để rừng đồi Từ Thiện bị xâm hại nghiêm trọng trong suốt thời gian qua.
Hà Nội: Kỷ luật 39 lãnh đạo, cán bộ liên quan "xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn
39 lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật do liên quan đến vi phạm nhiều công trình xây dựng trên đất rừng huyện Sóc Sơn.
Qua đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn đã quyết định kỷ luật hàng loạt lãnh đạo, cán bộ liên quan những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng tại huyện Sóc Sơn.
Trước đó, tháng 3/2019, Thanh tra thành phố Hà Nội chỉ rõ trong số 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp nêu từ năm 2008 không được xử lý mà tiếp tục để phát sinh các vi phạm mới.
Theo Thanh tra thành phố Hà Nội, đến năm 2017, huyện Sóc Sơn xác định 555 công trình vi phạm, đến thời điểm thanh tra vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều.
"Chỉ riêng hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm" - kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội nêu.
Với hàng loạt vi phạm về quản lý, sử dụng đất rừng, cá biệt là tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng, các công trình xây trên đất rừng, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban thường vụ Huyện ủy 3 nhiệm kỳ (2005-2010; 2010-2015; 2015-2020) và các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trách nhiệm liên quan trong 3 nhiệm kỳ trên.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cho rằng Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn qua 3 nhiệm kỳ (từ năm 2006 đến nay) cần nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cũng đã có các quyết định kỷ luật đối với 3 đồng chí thuộc diện Thành ủy quản lý, gồm: Ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn bị kỷ luật bằng hình thức "Khiển trách"; Ông Vương Văn Bút và ông Tạ Văn Đạo - là nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cùng bị kỷ luật "Cảnh cáo".
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.