Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 7 năm 2016 | 12:12

Làm giàu từ VACR

Nhờ phát triển mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình anh Hà Đình Huấn ở thôn 5, Khe Liền, xã Đại Lịch (Văn Chấn - Yên Bái) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Một góc mô hình VACR của gia đình anh Hà Đình Huấn.

Những ngày đầu mới gây dựng sự nghiệp, cuộc sống của gia đình anh Huấn gặp nhiều khó khăn. Chẳng than nghèo, kể khổ, vợ chồng anh cứ thế chăm chỉ làm thuê làm mướn rồi khai hoang lấy đất sản xuất.

Năm 2006, huyện Văn Chấn có chính sách giao đất giao rừng cho người dân, nhận thấy đây là cơ hội không thể bỏ lỡ, vợ chồng anh bàn nhau nhận 21ha để đầu tư trồng keo và bồ đề trên đất được giao khoán. Qua các lớp tập huấn của Trạm Khuyến nông huyện đã giúp anh chị được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trong việc ươm, trồng rừng, nhờ đó mà rừng của gia đình luôn xanh tốt, đến kỳ khai thác cây đạt sản lượng cao, đem lại nguồn thu lớn. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, gia đình anh  khai thác 7ha rừng trồng đến kỳ thu hoạch, trung bình  thu khoảng 80 triệu đồng/ha,  trừ chi phí, thu lãi trên 300 triệu đồng.

Thấy quỹ đất vẫn còn, ngoài thời gian chăm sóc vườn rừng thì vẫn còn nhiều thời gian nhàn rỗi, cộng thêm tính siêng năng, cần cù, vợ chồng anh quyết định đầu tư nuôi lợn. Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên gia đình chỉ nuôi vài con lợn thịt, rồi tích cóp dần, nuôi thêm 2 lợn nái để chủ động nguồn lợn giống và cung cấp con giống cho các hộ có nhu cầu. Cứ thế, lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, gia đình anh Huấn  đầu tư nuôi 2 bò nái, đến nay  phát triển lên 4 bò sinh sản, 6 bò thịt. Để cải thiện đàn bò, đầu năm 2016, anh mua thêm một bò đực lai Sind.

Mỗi năm thu lợi được bao nhiêu, anh lại tập trung đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Đặc biệt, khi thấy tỉnh có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, gia đình anh không ngần ngại mở rộng quy mô. Có thời điểm trong chuồng nhà anh nuôi 7 con lợn nái và hơn 50 con lợn thịt. Riêng năm 2014, gia đình xuất bán được khoảng 60 con lợn thịt, trọng lượng trung bình 80kg/con, với giá bán 37.000 đồng/kg,  trừ chi phí, thu lãi hơn 40 triệu đồng.

Không dừng lại ở đây, tận dụng chất thải chăn nuôi, gia đình chị đào hơn 5.000 m2 ao thả nuôi chép, trắm cỏ, cá rô phi đơn tính,  cá chim… Mỗi năm  thu 2 lần, được khoảng  1 tấn cá, với giá bán trung bình 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi gần 30 triệu đồng.

Ngoài ra, hơn 200 con gà Ri lai và hơn 100 khóm măng tre Bát độ đang cho thu hoạch cũng đem lại cho gia đình anh nguồn thu hơn 20 triệu đồng/ năm.

Nhớ lại  ngày đầu mới chăn nuôi, anh Huân chia sẻ: “Mới làm kinh tế gian nan lắm, kinh nghiệm ít, vốn mỏng. Thêm vào đó, dịch bệnh triền miên, kinh nghiệm chưa có nhiều mà giá cả thị trường thất thường nên vợ chồng tôi cũng nản, nhiều lúc muốn bỏ nghề, tìm công việc khác đỡ rủi ro. Nhưng bây giờ, qua các lớp tập huấn của  khuyến nông, chúng tôi được tiếp cận tiến bộ  kỹ thuật, chủ động áp dụng vào chăn nuôi nên khá yên tâm. Năm tới, vợ chồng tôi  sẽ gây dựng đàn nái mới để chủ động được chất lượng đàn lợn giống, thay thế dần những con nái không đảm bảo, đặc biệt sẽ đầu tư mạnh vào đàn bò giống để cải thiện cuộc sống”.

Sau những nỗ lực không mệt mỏi, gia đình anh Huấn đã xây dựng thành công mô hình VACR mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tính bền vững. Từ hộ khó khăn, gia đình anh vươn lên thành hộ khá giả và đang tiếp tục làm giàu.

KS. Vũ Hùng Lương

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top