Là xã thuần nông, nguồn thu ngân sách hạn hẹp nhưng sau 7 năm thực hiện XDNTM, Liên Giang (Đông Hưng - Thái Bình) đã hoàn thành 16/19 tiêu chí. Xã phấn đấu đến hết năm 2018 hoàn thành thêm 1 tiêu chí và đạt 19/19 tiêu chí NTM vào năm 2019.
XDNTM từ rất sớm
Ngay từ năm 2007 (khi chưa ra đời Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Ban Thường vụ Đảng ủy xã Liên Giang đã phân công cụ thể, gắn trách nhiệm đối với các thành viên trực tiếp đi các tỉnh, thành phố gặp gỡ, kêu gọi con em xa quê hướng về nguồn cội, chung tay XDNTM. Vì vậy, năm 2007, bằng nguồn xã hội hóa, xã hoàn thành đài tưởng niệm liệt sỹ với tổng kinh phí lên đến 1,9 tỷ đồng; năm 2010, hoàn thành 100% số nhà văn hóa. Bên cạnh đó, năm 2013, xã thực hiện thành công dồn điền đổi thửa, tạo tiền đề cho thực hiện các tiêu chí tiếp theo trong XDNTM.
Đến nay, xã đã tiếp nhận 6.354 tấn xi măng và 9,347 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh; 20 tỷ đồng từ ngân sách huyện, ngân sách xã 25,01 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 15,353 tỷ đồng.
Cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao và cách làm phù hợp, năm 2014, 100% hệ thống giao thông nông thôn trục xã, trục thôn, ngõ xóm, nội đồng được hoàn thành, đảm bảo phong quang, sạch đẹp.
Bên cạnh đó, các công trình phúc lợi được đầu tư, hoàn thiện khang trang đồng bộ, đều đạt chuẩn quốc gia như: Trường học, trạm y tế, khu nhà văn hóa, sân thể thao…
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hảo Hữu, Bí thư Đảng ủy xã Liên Giang, cho biết: “Xác định XDNTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt, Ban Thường vụ Đảng uỷ, Ban chỉ đạo XDNTM xã đã tiến hành xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết chung sức XDNTM, đảm bảo tốt Quy chế dân chủ cơ sở để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ban chỉ đạo đã tổ chức phổ biến, quán triệt kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh và huyện tới cán bộ và toàn thể nhân dân, đồng thời phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết chung sức XDNTM”.
Tổ chức triển khai thực hiện từ tiêu chí dễ đến khó, phù hợp với thực tế địa phương; tiêu chí không cần nhiều vốn tổ chức thực hiện trước, còn lại tập trung thời gian, kinh phí, nhân lực để hoàn thiện các tiêu chí khó.
Kinh tế - xã hội phát triển
“Chương trình XDNTM đã thay áo mới cho bộ mặt nông thôn Liên Giang”, ông Ngô Đăng Hội, Chủ tịch UNBD xã Liên Giang, nhấn mạnh.
Theo đó, hệ thống nước sạch nông thôn được mở rộng quy mô đã giúp 71,2% số hộ trên địa bàn xã được sử dụng nước sạch. Hệ thống giao thông nội đồng được quy hoạch rộng, các trục chính, hệ thống kênh mương cấp I đều được bê tông, “cứng hóa” phục vụ sản xuất; người dân chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giúp giảm chi phí nhân công, nâng cao thu nhập.
Bên cạnh đó, xã đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, ưu tiên phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, khuyến khích thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng với tốc độ khá, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững. Nếu như năm 2011, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn là 22 triệu đồng, thì năm 2017 đạt 33 triệu đồng. Đích đến NTM đang rất gần trên quê hương Liên Giang.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.