Mỹ Thuận có 1.500ha đất sản xuất nông nghiệp, diện tích hoa màu 277,9ha. Hằng năm, lượng rác từ vỏ chai, bao bì thuốc BVTV thải ra rất nhiều...
Mỹ Thuận có 1.500ha đất sản xuất nông nghiệp, diện tích hoa màu 277,9ha. Hằng năm, lượng rác từ vỏ chai, bao bì thuốc BVTV thải ra rất nhiều; trung bình 1ha lúa 3 vụ phun khoảng 8,5- 9 lít thuốc BVTV, từ đó xả thải khoảng 1,5- 2 kg vỏ bao thuốc BVTV, với nhiều chủng loại khác nhau như: chai thủy tinh, chai nhôm, chai nhựa, túi nylon… rất khó tiêu hủy.
Mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần tuyên truyền, vận động thu gom vỏ bao thuốc BVTV nhưng tình trạng “tiện đâu xả đấy” của bà con vẫn diễn ra khá phổ biến. Bởi người dân chưa ý thức được sự nguy hại của vỏ bao thuốc BVTV sau sử dụng gây ra đối với môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.
Vụ đông xuân 2017- 2018, Chi cục BVTV tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Trạm BVTV huyện Bình Tân cùng Công ty TNHH Tân Thành xây dựng mô hình bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc BVTV trên các cánh đồng tại xã Mỹ Thuận. Các bể chứa được đặt ở đầu và cuối bờ đê, các đường chính để thuận tiện cho người dân bỏ vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đúng quy định. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Tân Thành thu mua lại vỏ chai, bao bì thuốc để tái sử dụng.
Ông Trương Văn Bồi, ở ấp Mỹ Tú, cho biết: “Khi mới xây dựng mô hình, có một số người chưa quen nên còn vứt rác ở ngoài. Sau một thời gian được tuyên truyền, tập huấn, mọi người đã dần ý thức nên rác thải độc hại này giảm đáng kể”.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường từ thuốc BVTV nói riêng và ô nhiễm môi trường ở nông thôn nói chung đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó, việc nhân rộng và phát huy hiệu quả mô hình thu gom rác vỏ chai, bao bì thuốc BVTV là rất cần thiế nhằm góp phần chuyển biến từ ý thức sang hành động của mỗi người dân trong việc chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần cho môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.