Tàu cuốc đội lốt tàu hút, tàu hút có thể khai thác tới 300m3/giờ, nhiều tàu cuốc hoán cải không có số đăng kiểm, không biển kiểm soát (người dân gọi là tàu ma) đang hàng ngày đục khoét sông Lô đoạn chảy qua TP Tuyên Quang xuôi về phía tỉnh Phú Thọ.
Thời gian gần đây, Kinh tế nông thôn nhận được thông tin của nhiều người dân sinh sống ở TP. Tuyên Quang, huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương phản ánh về việc trên sông Lô chảy qua địa phận các xã, phường như: Nông Tiến, An Khang, Thái Long, Đội Cấn (TP. Tuyên Quang), Thái Bình (Yên Sơn), Vĩnh Lợi, Cấp Tiến (Sơn Dương) có nhiều tàu cuốc hoán cải không có số đăng kiểm, không biển kiểm soát vô tư khai thác cát mà không bị chính quyền địa phương xử lý.
Theo phản ánh, việc các tàu cuốc hoán cải có công suất lớn để hút cát, có tàu tiến sát vào bờ để “ăn” cát, dẫn tới nguy cơ bị sạt lở bãi bồi, đất canh tác của người dân.
Cũng theo người dân, tàu cuốc hoán cải đang khai thác cát trên sông Lô hiện nay, trước đây là tàu cuốc, khi tỉnh Tuyên Quang cấm tàu cuốc khai thác cát, các chủ tàu hoán cải thành tàu hút (người dân gọi là tàu cuốc hoán cải). Sau khi hoán cải không đủ điều kiện để được cơ quan chức năng đăng ký, đăng kiểm theo quy định dẫn tới các tàu này không có số đăng kiểm, không biển kiểm soát.
Sau nhiều ngày nhóm phóng viên nắm bắt thực tế thấy, nhiều nội dung người dân phản ánh là có cơ sở.
Riêng trong ngày 29/6/2022, trên sông Lô đoạn chảy từ phường Nông Tiến, xã An Khang (TP. Tuyên Quang) xuôi về hạ nguồn đến xã Cấp Tiến (Sơn Dương), Đội Cấn (TP Tuyên Quang), nhóm phóng viên Kinh tế nông thôn ghi nhận 10 tàu cuốc dạng hoán cải, trong đó có 1 tàu hút có khả năng khai thác tới 300m3/giờ;1 tàu cuốc "cải trang" tàu hút để trộm cát; nhiều tàu không có số đăng kiểm, không biển kiểm soát.
Dù là tàu hút hay tàu cuốc hoán cải, vấn đề đặt ra là các tàu này không có số đăng kiểm, không biển kiểm soát, chính quyền, ngành chức năng ở đâu khi các tàu này ngày ngày vẫn khai thác cát? Tại sao UBND tỉnh Tuyên Quang chưa ban hành quyết định cấm các loại tàu này không được khai thác vì không đủ điều kiện?
Dưới đây là chùm ảnh phóng viên ghi nhận trong ngày 29/6/2022:
Phía dưới cầu Bình Ca, một bên là xã Thái Bình, bên là xã An Khang, xuôi về xã Thái Long, có 2 tàu (một tàu không có số đăng kiểm, không biển kiểm soát; 1 tàu có số đăng kiểm, có biển kiểm soát có thể khai thác 300m3 cát/giờ) đang vô tư khai thác cát.
Tại thôn Vân Thành, xã Vĩnh Lợi (Sơn Dương), 2 con tàu không có số đăng kiểm, không biển kiểm soát cũng đang vô tư khai thác cát như chốn không người.
Tại xã Cấp Tiến, bên kia sông là xã Đội Cấn, có 3 tàu đang vô tư khai thác cát.
Trong đó, có 1 tàu cuốc đã hết hạn giấy chứng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa từ tháng 3/2018, nhưng đội lốt tàu hút để vô tư khai thác cát mà không bị phát hiện xử lý.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.