Luân canh tôm - lúa được nông dân Bạc Liêu áp dụng từ nhiều năm nay và được các nhà khoa học xác định là mô hình có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, đạt hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường.
Bạc Liêu hiện có trên 33.000ha luân canh tôm – lúa, tập trung ở các huyện phía Bắc Quốc lộ 1A như: Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai.
Từ thực tế sản xuất của nông dân thấy, trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” về sử dụng nguồn nước lợ, ngọt trong quá trình sản xuất. Vào mùa khô, nước ngoài sông rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm sú, đến mùa mưa, nông dân lại lấy nước ngọt vào trồng lúa. Hình thức nuôi tôm chủ yếu là thu tỉa thả bù, vụ tôm thả 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 1,5 tháng, mật độ thả 2 - 3 con/m2. Giống lúa sử dụng trong mô hình là giống chịu mặn. Nuôi tôm sau vụ lúa, nền đáy ruộng nuôi đã được khoáng hóa, hạn chế được tình trạng đất bị lão hóa do ngập mặn lâu dài; đồng thời cắt mầm bệnh trong ruộng nuôi khi trồng lúa, môi trường nuôi ổn định nên khi nuôi tôm không phải sử dụng đến kháng sinh, hóa chất. Mô hình này góp phần giảm chi phí sản suất, tăng năng suất và lợi nhuận trên một đơn vị sản xuất. Năng suất tôm sú trung bình đạt 250 - 300 kg/ha/năm, lúa đạt 4 - 4,5 tấn/ha.
Ngoài ra, vào vụ trồng lúa, bà con còn kết hợp thả tôm càng xanh xen với lúa. Năng suất tôm càng xanh đạt trung bình 200 - 250kg/ha, lợi nhuận 30 - 35 triệu đồng/ha.
Để mô hình tôm - lúa tiếp tục phát triển, ngành nông nghiệp Bạc Liêu cần quy hoạch hợp lý các vùng luân canh, từ đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp và có chính sách tín dụng hỗ trợ cho sản suất; tăng cường tập huấn kỹ thuật cả về lúa và tôm, nhất là về quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh; tổ chức sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã có bao tiêu sản phẩm, áp dụng quy trình sản suất an toàn theo hướng VietGAP, GlobalGAP; cải thiện, nâng cao giá trị hàng hóa cả con tôm và cây lúa, qua đó tăng thu nhập cho nông dân.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.