Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 1 năm 2020 | 13:23

“Mới” như nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Thêm nhiều miền quê an lành và những vùng đất với nhiều dấu ấn riêng, hạ tầng nông thôn, mô hình kinh tế trở thành điểm nhấn làm nên sự đổi thay trong mức độ hưởng thụ của người dân.

Khép lại năm 2019, Hà Tĩnh tiếp tục đạt được những kết quả thuyết phục trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tạo động lực mới, vững vàng cho hành trình phát triển tiếp theo…

 

tr13.JPG
Vườn mẫu ở Hà Tĩnh không chỉ xanh - sạch - đẹp mà còn mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
 

NTM tiếp tục đi vào chiều sâu, bền vững

Ông Trần Huy Oánh - Chánh Văn phòng NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết, 2019 là năm tập trung cao để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Vì vậy, ngay từ đầu năm, phong trào thi đua XDNTM, đô thị văn minh đã được các cấp, ngành, địa phương phát động với khí thế mới, tinh thần quyết tâm cao.

Năm 2019, Hà Tĩnh có thêm 43 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chỉ tiêu kế hoạch là 20 xã), nâng tổng số xã đạt chuẩn đến cuối năm 2019 là 201 xã, chiếm 88% tổng số xã (theo xã mới sáp nhập có 154/182 xã đạt chuẩn, đạt 84,6%; cả nước đạt 54%); huyện Can Lộc đạt chuẩn NTM, thành phố Hà Tĩnh hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, nâng số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ XDNTM lên 4 đơn vị  (Nghi Xuân, TX Hồng Lĩnh, Can Lộc, TP Hà Tĩnh); 3 huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Lộc Hà có 100% số xã đạt chuẩn NTM; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,53% (giảm 2,39% so năm 2018).

 

tr13a.jpg
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm xã Tượng Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh), một trong 12 xã nông thôn mới nâng cao năm 2019.

 

 Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được kết quả khá cao, các sản phẩm tham gia Chương trình có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng, mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu... Đã có 140 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 72 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao, cao gấp 2,9 lần kế hoạch năm 2019 (kế hoạch 25 sản phẩm đạt chuẩn).

Năm 2019, Hà Tĩnh có số lượng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu đạt chuẩn cao nhất từ trước tới nay, với 130 khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn; Cơ sở dữ liệu số NTM với nhiều thông tin và tiện ích đã chính thức đi vào hoạt động ở 100% số xã. Mã QR ứng dụng phổ biến nhất là các sản phẩm tham gia chương trình OCOP, do Văn phòng Điều phối NTM tỉnh quản trị; phần mềm quản lý, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã phát huy hiệu quả; Đường giao thông nông thôn được nâng cấp và làm mới với khối lượng lớn, nhất là làm đường theo cơ chế hỗ trợ xi măng vượt kế hoạch đề ra (108%); xây dựng đường giao thông nông thôn với nhiều giải pháp mới (cào bóc, tái sinh tại chỗ; thảm bê tông nhựa; Caboncor Aslphan; Microsurfacing...)

 

tr13b.jpg
Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trao Bằng công nhận huyện NTM của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo huyện Can Lộc.

 

Đặc biệt, người dân đã có sự thay đổi lớn, nhận thức đầy đủ hơn về kinh tế thị trường, về văn hóa cộng đồng; phát huy cao vai trò chủ thể của mình, tự giác, chủ động trong tổ chức thực hiện; phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây chính là tiền đề quan trọng để thực hiện đạt mục tiêu Chương trình XDNTM trong giai đoạn tiếp theo.

Sáng tạo không ngừng

Dẫu trong điều kiện khó khăn nhưng tại mỗi thời điểm, Hà Tĩnh đã có những cách làm sáng tạo trong huy động nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo... Đặc biệt, Hà Tĩnh rất sáng tạo khi đưa tiêu chí 20 - khu dân cư mẫu, vườn mẫu vào đánh giá, xếp loại xã đạt chuẩn NTM; các xã sau khi đạt chuẩn vẫn tiếp tục nâng chất, nâng tầm; các xã ở những vùng có khó khăn đặc thù vẫn khát khao thay đổi để bắt kịp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, NTM có vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ thay đổi về vật chất, hạ tầng… mà cao hơn là về văn hóa, tình cảm trong mỗi con người, cộng đồng thôn xóm được gìn giữ, phát huy. Thời gian qua, Hà Tĩnh đã làm tốt vấn đề này, khơi dậy được sự tự lực, tự giác của cả cộng đồng. Đây là tiền đề để Hà Tĩnh tự tin xây dựng tỉnh NTM và huyện Nghi Xuân xây huyện NTM kiểu mẫu về văn hóa  giai đoạn 2020-2025. Bộ sẽ luôn ủng hộ và đồng hành với tỉnh trong việc xây dựng đề án cũng như triển khai các bước tiếp theo để tỉnh hoàn thành mục tiêu đề ra.

 

tr13c.jpg
140 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 72 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao, cao gấp 2,9 lần kế hoạch năm 2019 (kế hoạch 25 sản phẩm đạt chuẩn).

 

Chánh Văn phòng NTM tỉnh Hà Tĩnh Trần Huy Oánh khẳng định: “Chủ trương xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu là yêu cầu bắt buộc đối với xã đạt chuẩn NTM và sau này là xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đã thực sự làm cho NTM Hà Tĩnh có chiều sâu hơn,  bền vững hơn.

Hà Tĩnh luôn xác định, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược, NTM là căn bản, người nông dân là chủ thể tái cơ cấu ngành nông nghiệp cùng với thực hiện Chương trình OCOP từ đó phát huy cao những kết quả đạt được để vững vàng hơn trong chặng đường đi tới.

Những kinh nghiệm, bài học quý được tích lũy trong suốt cả quá trình sẽ là động lực để Hà Tĩnh hướng đến  lộ trình phát triển NTM bền vững, gắn phát triển đô thị, bảo vệ môi trường. Nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh sẽ là NTM của tương lai để Hà Tĩnh tự tin phấn đấu đến trước năm 2025 trở thành tỉnh đạt chuẩn NTM”.

 

Năm 2020, Hà Tĩnh phấn đấu có thêm ít nhất 20 xã và 3 huyện đạt chuẩn NTM; 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu, 200 khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn, 1.500 vườn mẫu đạt chuẩn; có từ 70 - 90 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP…

 


 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top