Đời sống kinh tế hội viên ổn định, làm giàu chính đáng là những điều mà Tổ hợp tác trồng màu của ở khóm Cái Nai, thị trấn Năm Căn (Năm Căn - Cà Mau) đã làm được thời gian qua.
Tổ hợp tác trồng màu khóm Cái Nai hiện có 19 hộ với diện tích canh tác 1,2 ha. Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Năm Căn Huỳnh Minh Thuỳ cho biết: “Năm 2014, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cùng Hội Nông dân thị trấn đã vận động, khuyến khích bà con kết hợp thành một tổ hợp tác trồng màu nhằm đoàn kết, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất”.
Mô hình trồng màu của khóm Cái Nai góp phần nâng cao đời sống kinh tế của nhiều hộ dân.
Để tạo động lực giúp người dân mạnh dạn, yên tâm đầu tư trồng màu, huyện đã hỗ trợ tổ hợp tác 100 triệu đồng vốn, Hội Nông dân thị trấn đầu tư 1 máy xới (trị giá 70 triệu đồng) và 100 triệu đồng để bà con mua phân, giống. Ngoài ra, bà con còn được tập huấn về kỹ thuật, giống và phân bón nhằm nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Ông La Văn Mừng, hội viên tổ hợp tác, cho biết: “Bà con trong tổ rất yên tâm về phần kỹ thuật vì đã được tập huấn qua các lớp. Điều phấn khởi hơn là, tổ được hỗ trợ một kỹ sư, mỗi khi cây màu có dấu hiệu bệnh thì kỹ sư sẽ trực tiếp tư vấn cho người dân cách điều trị”.
“Gia đình có 12 công đất (1 công = 1.000m2), từ khi được khuyến khích và hỗ trợ vốn, kỹ thuật, đã quy hoạch 4 công trồng màu. Nhờ trồng trong nhà lưới, cây ít bị sâu bệnh nên rau màu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với mức thu nhập ổn định trên 40 triệu đồng/năm, đời sống kinh tế gia đình đã khởi sắc hơn”, ông Mừng kể.
Gia đình ông Trần Văn Sáng, ở khóm Cái Nai, là một trong những hộ sản xuất giỏi tiêu biểu của tổ hợp tác. Ông Sáng chia sẻ: “Ban đầu gia đình chỉ trồng đơn giản theo kinh nghiệm, nhưng từ khi được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, bắt đầu làm nhà lưới trồng rau, hạn chế được nhiều sâu bệnh. Nhờ có máy xới của tổ nên công việc làm đất cũng đỡ vất vả mà năng suất lại cao hơn. Với 2 công trồng màu, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình thu về khoảng 30 triệu đồng”.
Trồng màu trên đất mặn là một việc không hề đơn giản, nhưng nhìn chung ý thức nông dân khóm Cái Nai đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ông Thuỳ vẫn trăn trở: “Năm Căn vốn là vùng nước mặn, bà con chủ yếu là nuôi thuỷ sản. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp là điều rất khó khăn, cần phải đầu tư cải tạo đất, cống giữ nước, phải có kỹ thuật để tránh nhiễm phèn, nhiễm mặn. Trong khi đó, trình độ nhận thức về khoa học - kỹ thuật của nông dân còn hạn chế. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của mô hình”.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, ông Thuỳ cho biết, thời gian tới, sẽ tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Bên cạnh đó, sẽ tạo mọi điều kiện để bà con có thể vay vốn ưu đãi, đảm bảo thời gian vay lâu dài đầu tư sản xuất.
Kim Chi
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.