Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 7 năm 2021 | 14:57

Mướt mắt những cánh đồng sen mang lại nguồn thu mơ ước mùa dịch

Những ngày này, người dân tổ dân phố 15 thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh lại ra đồng hái sen từ rất sớm hoặc chiều muộn để tránh nắng và kiếm thêm thu nhập.

205542472_197205259008066_3489686215066982545_n.jpg
Ông Nguyễn Hạc tranh thủ xuống ruộng hái đài sen về để tách hạt sau đó bán ra thị trường.

Ban đầu chỉ là 1 hồ sen nhỏ, tuy nhiên, sau khi thử nghiệm thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt nên 40 hộ dân của tổ dân phố 15, thị trấn Thạch Hà đã quyết định chuyển đổi dần những diện tích ruộng sâu, trũng bị bỏ hoang lâu ngày sang trồng sen. Diện tích đầm sen kéo dài từ tổ dân phố 15 đến gần địa bàn xã Thạch Vĩnh ước tầm 15 ha. Với những nhà trồng theo diện đấu thầu tầm 6, 7 sào đến 1 ha, hoặc chia theo diện tích từng hộ gia đình.

Khoảng 6 năm trở lại nay, người dân bắt đầu đổ xô trồng sen ở ruộng để kiếm thêm thu nhập, đến nay đã cho thu nhập từ 10 đến 30 triệu đồng mỗi vụ. Những năm trước sen bán rất được giá từ 40-45 ngàn/kg. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 do đó sen khó tiêu thụ hơn do các thương lái từ Sài Gòn, Hà Nội không về thu mua được. Mặc dù vậy, người dân vẫn bán được với mức giá từ 15-35 ngàn/kg tùy từng thời điểm.

Theo chị Lê Thị Thỏa trú tại Tổ dân phố 15, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Gia đình tôi trồng 5 sào sen, chị hái 1 mình một buổi sáng, 1 sào sen bóc, tách đài sen cho thành phẩm được tầm 1 yến hạt. Khi chính vụ, sen được hái về nhiều sẽ thuê các cụ ông, cụ bà lớn tuổi đến ngồi quây quần bóc, tách hạt sen. Mỗi buổi như vậy sẽ trả cho các cụ 50.000 đồng/cụ. Các cụ rất vui, thích vì công việc nhẹ nhàng lại có thêm đồng chi tiêu.

Cũng theo chị Thỏa: Với giống sen này người dân chủ yếu trồng lấy hạt, đài sen, tâm sen ngoài ra còn bán thêm hoa, búp cho khách chưng Rằm, mùng Một. Công việc hái sen cũng rất nhẹ nhàng, vui, tranh thủ thời gian lúc nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập.

Mùa Hạ, đầm sen rộng mênh mông, hương sen tỏa bát ngát, cảnh đẹp thơ mộng đã thu hút rất nhiều người đến chụp hình.    

Ông Nguyễn Hạc, trú tại tổ dân phố 15, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà cho biết: Gia đình tôi làm gần 1 sào sen, năm nay sen rất đẹp, hạt chắc, đều. Giá sen năm nay có thấp hơn năm ngoái do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ dao động từ 15 - 35 ngàn/kg tùy thời điểm.

 

118989257_1873186159491296_6881048043915978844_n.jpg
Hạt sen tươi được rất được các chị em ưa chuộng vì những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Ông Hạc chia sẻ thêm: Sen được trồng từ tháng 2, những năm trước khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 đã cho thu hoạch. Năm nay, sen vào vụ muộn hơn so với những năm trước, phải sang tháng 5 mới bắt đầu cho thu hoạch, nếu không có mưa lụt đến tháng 8 mới hết vụ.

Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, sen mang lại nguồn thu vô cùng giá trị, giúp bà con ổn định đời sống vật chất và tạo công ăn việc làm thiết thực cho rất nhiều nhân công lao động trong những ngày nhàn rỗi.

 

hat-sen.jpg

 

Hiện tại, ngoài tiêu thụ sản phẩm theo cách truyền thống là mang ra chợ bán, nhập sỉ thì cách tiêu thụ qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo. Các diễn đàn với số lượng người theo dõi lớn như: “Chợ Hà Tĩnh”, “Việc làm Hà Tĩnh”... cũng được bà con ưu tiên lựa chọn và mang lại kết quả khá tốt.

Cùng hái sen trên đồng, bà Lê Thị Nhung, tổ dân phố 15, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà chia sẻ: “Sen lúc hái về được bóc tách ra thành phẩm hạt. Hạt sen có thể phơi khô nấu cháo, nhập cho các tiệm thuốc bắc hoặc dùng sen tươi để luộc ăn, nấu chè, đồ xôi… chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng.

 

199855218_1979231362233845_264823865945392399_n.jpg
Sen được chế biến ra thành nhiều món ngon bổ dưỡng giải nhiệt mùa hè như sữa sen, chè sen, xôi sen...

Ông Nguyễn Đình Đức – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thạch Hà cho biết: "Hiện, ở tổ dân phố 15 có hơn 15ha trồng sen. So với mọi năm thì năm nay giá hạt sen có giảm hơn mọi năm nhưng người dân vẫn bán được 15.000 đồng - 35.000 đồng/kg (tùy theo thời điểm).

Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây không ít khó khăn về giá cả và tiêu thụ cho người trồng sen, tuy nhiên, chúng tôi cũng đã chỉ đạo, phổ biến cho nhân dân tiêu thụ sen linh động bằng nhiều cách khác nhau. Có lúc, vì khó khăn, người dân vẫn phải đi làm thêm nhiều việc khác để tăng thu nhập. Nhưng mùa Hạ đến, mùa sen nở, đối với người dân tổ dân phố 15, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, thu nhập từ trồng sen vẫn là chủ yếu".

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) 

 

 

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top