Mỹ phẩm thần thánh TBD: Ruột sản xuất trong nước, bao bì Made in Japan
Nhiều nghi vấn về các dòng sản phẩm mỹ phẩm thần thánh TBD-Made in Japan (do Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam), có dấu hiệu của gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, lừa dối người tiêu dùng.
Trục lợi bất chính
Trả lời phóng viên mới đây, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2019 đến ngày 23/8/2020, Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi do bà Mai Thị Ái Thi làm Tổng giám đốc (trụ sở tại địa chỉ đăng ký kinh doanh tại Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) không mở tờ khai nhập khẩu tại Cục HHQT và cũng không có số liệu nào trên cả nước ghi nhận có mặt hàng mỹ phẩm TBD nhập khẩu.
Thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, vào ngày 6/7/2020, Sở Y tế đã cấp phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm 7 loại mỹ phẩm TBD sản xuất trong nước cho Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi, gồm: “TBD-Moiturizing Cream; TBD-Whitening Night Cream; TBD-Whitening Day Cream; TBD-Serum White Rose And Anti Wrinkle; Cleanser Facial; Cleanser Skin-Acne và Repairing Skin Cream”. Còn hàng mỹ phẩm nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế (căn cứ theo điểm a, khoản 1, Điều 7 Thông tư 06/2011/TT-BYT).
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, khẳng định: Cho đến nay, qua hệ thống công bố sản phẩm mỹ phẩm trực tuyến, Cục Quản lý Dược chưa tiếp nhận, giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu có nhãn hiệu “TBD”, “Bộ kem thần thánh TBD – TBD Cosmetics” do Công ty TNHH XNK Mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi đứng tên công bố và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Đồng thời, thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), qua trích xuất dữ liệu hệ thống Hải Quan, cũng không có sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu nào mang thương hiệu TBD - Made in Japan.
Với những thông tin cung cấp từ các cấp có thẩm quyền, các dòng sản phẩm mỹ phẩm TBD do Công ty TNHH XNK TBD Mai Ái Thi nhập khẩu đang lưu hành tràn lan trên thị trường là không có thật. Thực chất đây là sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước, nhưng lại nhái thương hiệu nước ngoài để đánh lừa người tiêu dùng, trục lợi bất chính.
“Ve sầu”… thoát xác
Những ngày đầu tháng 9/2020, nhằm làm sáng tỏ mọi thông tin liên quan đến sản phẩm TBD – Madein Japan do Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam, phóng viên đã vào Đắk Lắk để tiếp cận cơ sở làm đẹp mang tên Thi Spa (số 119, đường Nguyễn Tất Thành, Thị trấn EaKa) – nơi được xem là đại bản doanh chất chứa mỹ phẩm TBD mà bà Mai Thị Ái Thi quảng cáo trên mạng xã hội và sau đó được phân phối khắp các tỉnh thành.
Tuy nhiên, sự kỳ vọng nhanh chóng biến thành thất vọng khi cơ sở Thi Spa luôn trong tình trạng cửa đóng, then cài, mặc dù bên trong vẫn có người ở.
Theo người dân quanh khu vực, từ nhiều tháng nay, cơ sở Thi Spa không hiểu vì lý do gì lại chốt cửa, kéo rèm và không còn cảnh người ra vào làm đẹp hay mua bán hàng hóa công khai như trước đây. Trong nhà vẫn có 2 người ở, nhưng rất ít khi thấy họ ra ngoài bằng cửa chính, chủ yếu khi có Shipper đi xe máy đến lấy hàng hoặc xe tải chạy qua giao hàng thì có người ra mở cửa, chủ yếu họ ra ngoài bằng cửa sau thông ra chợ để mua bán. Thi thoảng cũng có thấy bà Thi về ngồi nhà này ở vài ngày rồi lại đi đâu không rõ.
Tiếp tục lần theo dấu vết hàng mỹ phẩm TBD, phóng viên vượt gần 200km từ TP Buôn Ma Thuột về TP. Nha Trang (Khánh Hòa) để tiếp cận Cơ sở thẩm mỹ viện Luxuryy (số 18, đường Lê Thành Phương), mới khai trương từ tháng 8/2020. Lần này phóng viên không phải thất vọng khi dễ dàng sờ tận tay, đọc từng chữ ghi trên bao bì của hàng chục bộ sản phẩm mỹ phẩm TBD – Made in Japan.
Nhập vai một khách hàng đi mua mỹ phẩm về cho vợ dùng, phóng viên được một nữ nhân viên tên Luyến nhiệt tình đón tiếp, giới thiệu về tính năng và công dụng của các dòng sản phẩm mỹ phẩm TBD một cách rất bài bản, chuyên nghiệp. Theo nhân viên này, toàn bộ sản phẩm TBD được nhập khẩu từ Nhật Bản chính ngạch, được dán tem chống hàng giả của Bộ Công an, Bộ Y tế, do đó, khách hàng hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc xuất xứ. Các dòng mỹ phẩm TBD bày bán tại kệ của thẩm mỹ viện Luxury có giá dao động từ 2 đến 4 triệu đồng/bộ sản phẩm.
Sau một hồi quan sát, tìm hiểu về các sản phẩm mỹ phẩm TBD xếp đầy trên kệ tủ, phóng viên quyết định mua lẻ một hộp sản phẩm sữa rửa mật trắng da TBD Cleanser Whitenging Facial – Mede in Japan, có giá bán 550.000 VNĐ (trùng khớp với tên mà Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm).
Mọi thông tin trên bao bì, vỏ hộp sản phẩm TBD đều y trang như bộ sản phẩm mà phóng viên đã đặt mua online từ trước đó, đều ghi Mede in Japan. Chỉ duy nhất có chút thay đổi là tên nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền từ Công ty TNHH XNK mỹ phẩm Mai Ái Thi bằng tên Công ty TNHH XNK Mai Tùng Anh, có địa chỉ tại Lầu 3, tòa nhà Vincom, Q1, TP. Hồ Chí Minh.
Một sản phẩm sản xuất trong nước và đã được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cấp phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm, nhưng lại dán nhãn mác Nhật Bản để đưa ra thị trường tiêu thụ. Đây là việc làm “đánh lận con đen” nhằm lòe người tiêu dùng một cách rất tinh vi và gian xảo?
Không những vậy, cùng một sản phẩm TBD được phóng viên mua ở hai thời điểm khác nhau và cách nhau không bao lâu, nhưng lại có hai cái tên nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền. Đó là Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi và Công ty TNHH XNK Mai Tùng Anh.
Phải chăng, sau khi biết tin báo chí vào cuộc tìm hiểu đã làm “rút dây động rừng”, việc làm trên nhằm đánh tráo bằng một nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền mỹ phẩm TBD Madein Japan khác? Đây có phải là kế “ve sầu thoát xác”, phủi tay cho hình thức sản xuất, kinh doanh bất chấp pháp luật của Công ty TNHH XNK mỹ phẩm TBD Mai Ái Thi. Công ty TNHH XNK Mai Tùng Anh chẳng nhẽ lại từ trên trời rơi xuống?
Tin từ Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, sau khi nhận được tin báo của phóng viên đã chỉ đạo Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra Viện Thẩm mỹ Luxury tại 18, Lê Thành Phương, TP Nha Trang. Tại thời điểm kiểm tra ngày 8/9/2020, đã thu giữ được 49 đơn vị sản phẩm, tổng giá trị lô hàng theo giá niêm yết là 119.400.000 đồng. Toàn bộ lô hàng trên có xuất xứ Nhật Bản, không thể hiện số lô sản xuất trên nhãn hàng hóa. Đồng thời cơ sở này chưa xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
Cũng trong ngày 8/9, Công an tỉnh Thanh Hóa bất ngờ cho kiểm tra, thu giữ được 14 bộ sản phẩm mỹ phẩm TBD – Madein Japan tại cơ sở làm đẹp Ánh Hồng (Spa) có địa chỉ tại xóm 7, xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc.
Hiện vụ việc đang được các cơ quan thực thi pháp luật tiếp tục mở rộng điều tra.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.