Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá, chìa khóa thành công để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, và cũng là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Trong định hướng phát triển của mình, Công ty CP Giống Cây trồng miền Nam (SSC) đã không ngừng nỗ lực đầu tư vào công tác nghiên cứu nhằm tạo ra những giống cây trồng mới đáp ứng yêu cầu thị hiếu của bà con nông dân, người tiêu dùng. Năm 2009, SSC đã mạnh dạn đầu tư phát triển Phòng công nghệ sinh học, tập trung vào nghiên cứu công nghệ tế bào; công nghệ sinh học phân tử và công nghệ vi sinh. Phòng công nghệ sinh học nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện những quy trình, công cụ hỗ trợ hiệu quả cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống truyền thống, nhằm tạo ra những giống cây trồng mới cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu biến đổi, chống chịu bệnh hại và chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường.
Điểm trình diễn ngô nếp CX247 tại Xuân Lộc- Đồng Nai
Chương trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong thời gian qua đã giúp SSC tạo ra hàng loạt các sản phẩm mang hàm lượng qua học công nghệ cao như lúa lai năng suất cao, kháng bệnh bạc lá; kháng bệnh đạo ôn, chịu phèn, mặn, chất lượng cơm gạo ngon đạt tiêu chuẩn xuất khẩu… Đặc biệt trong năm 2015, SSC chọn tạo thành công giống bắp nếp lai CX247 cho năng suất cao, chất lượng ngon, sạch bệnh, trồng được quanh năm, độ đồng đều cao và kháng bệnh sọc lá (downy mildew).
Ở Việt Nam, hiện tượng nhiễm bệnh sọc lá trên cây bắp nếp đang là nỗi lo sợ của nông dân, nhất là bà con ở khu vực phía Nam. Cây bị bệnh thường úa vàng, lá bệnh có các sọc xanh vàng giữa phần bị bệnh và phần không bị bệnh. Khị bị nặng thì toàn bộ lá cháy, có thể quan sát thấy lớp nấm bột ở 2 bề mặt của lá. Lá bị bệnh thường hẹp hơn lá không bị bệnh. Cây bị bệnh sớm có thể bị lùn không phát triển được… Khi cây bị bệnh thường không cho trái nên làm năng suất giảm.
Từ các tỉnh Đông Nam Bộ cho đến Đồng bằng sông Cửu Long vào vụ mưa hè thu và thu đông, mùa mà sâu bệnh phát triển mạnh nhất thì việc tìm ra một giống bắp nếp có khả năng kháng được bệnh sọc lá là một nhu cầu cấp thiết từ phía người nông dân. CX247 giúp bà con nông dân giảm thiểu chi phí canh tác, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.
Ngô nếp CX247 tại huyện Dương Minh Châu- Tây Ninh
Vụ hè thu và thu đông 2015, SSC đã triển khai trình diễn và tổ chức hội thảo gần 20 điểm CX247 rải khắp các vùng miền từ Phú Yên đến các tỉnh ĐBSCL. Một kết quả thật bất ngờ, hầu hết ngô ở các điểm trình diễn đều phát triển tốt, không bị nhiễm nhiễm bệnh sọc lá. Qua thu thập ý kiến từ phía người nông dân trồng trình diễn, từ nông dân và các thương lái tham dự hội thảo, CX247 thể hiện những ưu điểm vượt trội như sau:
Cây sinh trưởng phát triển khỏe, bộ rễ chân kiềng, chiều cao cây và chiều cao đóng trái thấp (1,75m: 0,80m), nên khả năng chống đổ ngã rất tốt. Bộ lá gọn, tán lá đứng, cờ xòe, râu nhiều và khỏe cũng là một ưu điểm giúp khả năng thụ phấn, đậu hạt tốt, nhất là trong những giai đoạn thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của cây.
Rất ít cây có trái hai và nếu có trái hai cũng không phát triển nên làm tăng độ đồng đều trái và tỷ lệ trái loại 1 (trên 95%), giảm được công loại bỏ trái hai. Trái to, nặng nên năng suất rất cao, đạt bình quân 20 tấn/ha.
Chất lượng ăn tươi được đánh giá là dẻo, ngọt, thơm và có vị đậm rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đó là tất cả những gì người nông dân mong chờ và SSC luôn tự hào về những thành quả đã đạt được. Khoa học công nghệ chính là chiếc cầu nối giúp những nhà khoa học đưa các thành quả lao động sáng tạo không mệt mỏi của mình đến gần với nông dân hơn.
Q.M
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.