Thời điểm này, người dân thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức (Tân Yên - Bắc Giang) đang tất bật thu hoạch những quả vú sữa đầu mùa để kịp bán cho thương lái phục vụ thị trường.
Gia đình anh Lê Quang Cảnh trồng 55 cây vú sữa 15 - 20 năm tuổi. Vụ trước, sản lượng vú sữa đạt 3,5 tấn quả, trừ chi phí, gia đình thu được hơn 70 triệu đồng. Năm nay, anh vừa thu hoạch đợt đầu tiên, giá bán tại vườn 25.000 - 35.000 đồng/kg, dự kiến cho sản lượng và thu nhập cao hơn năm ngoái.
Theo anh Cảnh, trồng vú sữa không khó nhưng quan trọng nhất là phải chống được tình trạng rám quả. Quả vú sữa tròn, đẹp, sáng mã thì bán sẽ được giá cao hơn. Khi thu hoạch nên thu cả cuống, loại bỏ quả sâu bệnh, quả bị tổn thương, cho vào các thùng và có giấy lót để tránh va chạm. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm nilon vì nylon hấp thụ nhiệt sẽ làm rám vỏ trái.
Chăm sóc cây vú sữa tuy rất đơn giản nhưng cũng phải chú ý thời gian bón phân cho cây. Với những vườn vú sữa đã bước sang giai đoạn cho trái ổn định nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: xử lý ra hoa, đậu trái, nuôi trái, trước thu hoạch 1-2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 6-20 năm (lúc đầu bón số lượng nhỏ, tăng dần theo từng năm). Cây vú sữa rất phù hợp với phân chuồng hoai mục nên người trồng cây có thể tận dụng nguồn phân từ chăn nuôi của gia đình ủ hoai mục bón cho cây, vừa sạch môi trường, vừa đỡ chi phí mua phân bón. Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu phủ gốc rồi bón lên mặt luống hoặc xới rãnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho phân tan vào đất.
Cùng thôn Cửa Sông, gia đình ông Nguyễn Văn Cường hiện có hơn 100 gốc vú sữa đang cho thu hoạch, chất lượng quả năm nay thơm ngon, mẫu mã đẹp. Ngoài bán quả, gia đình còn bán cây giống, mỗi năm xuất bán khoảng 3.000 cây giống ra thị trường, có nguồn thu nhập đáng kể.
Vú sữa được bà con nơi đây trồng cách đây khoảng 30 năm, cây hợp đất, hợp nước nên ngày càng phát triển, cho chất lượng quả thơm ngon, giúp nhiều gia đình ở Cửa Sông thoát nghèo, thu nhập cao bởi đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vốn đầu tư ít và có thị trường tiêu thụ rộng.
Chị Nguyễn Thị Lệ, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Hợp Đức, cho biết, hiện toàn xã có 22ha trồng vú sữa; trong đó có khoảng 17ha đang cho thu hoạch, riêng thôn Cửa Sông có khoảng 10ha, sản lượng hàng năm tại Cửa Sông ước đạt gần 100 tấn quả, đem về thu nhập ổn định cho người trồng vú sữa.
Theo đó, do người dân biết cách áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất nên thương hiệu vú sữa Hợp Đức ngày càng được nhiều người biết đến, giá bán ổn định. Đặc biệt, vùng sản xuất vú sữa sản xuất theo quy trình VietGAP tại đây đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ, là bước tiến để sản phẩm vú sữa Cửa Sông nói riêng và vú sữa Hợp Đức nói chung tiếp tục nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.