Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 26 tháng 12 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 3 tháng 2 năm 2018 | 16:8

Nhà vườn “thả hồn” vào cây trái đón Tết

Đón Xuân Mậu Tuất 2018, nhiều nhà vườn đã gửi gắm ý tưởng độc đáo của mình vào những cây trái trong vườn để làm ra dừa, bưởi hồ lô khắc chữ; kiểng hình chó từ hoa mẫu đơn, quất cảnh…

Điều đáng nói là, những ý tưởng đó không chỉ được thị trường đón nhận mà còn bán được giá “khủng”, đem lại nguồn thu nhập cao cho nhà vườn.

Dừa, bưởi hồ lô khắc chữ

1.jpg
Ông Thành (Hậu Giang) bên những trái bưởi hồ lô.

Năm nay thời tiết ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không thuận nên trái cây hàng “độc” bị hạn chế nguồn cung, giá bán cũng cao hơn. Ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Sản xuất trái cây tạo hình xã Phú Tân (Châu Thành - Hậu Giang) cho biết, Tết này, CLB chỉ cung ứng được 6.000 trái bưởi tạo hình, ít hơn năm ngoái 2.000 trái. Riêng ông có 2ha, khoảng 600 trái, cao gấp 3 lần năm trước và dường như nhu cầu bưởi hồ lô dịp Tết ngày càng tăng, giá bán cũng cao hơn. Vườn bưởi khắc chữ của ông gồm: bưởi hồ lô thư pháp, hồ lô tài - lộc, hồ lô thỏi vàng, thỏi vàng đồng tiền... Hiện, sản phẩm của ông và của CLB đã được các công ty ở ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh bao tiêu. Dự kiến, giá giao động từ 300.000 đồng - 1,2 triệu đồng/trái, tùy loại, tăng 10% so năm trước.  

Nhiều nhà vườn ở Châu Thành cũng nhận định, mặc dù diện tích bưởi tạo hình phục vụ Tết tăng nhưng sản lượng lại giảm 25 - 30% so với năm ngoái, nguyên nhân do ảnh hưởng thời tiết. Được biết, để có trái bưởi hồ lô muôn hình, muôn vẻ như vậy, nông dân ở đây phải tạo hình từ tháng 8 âm lịch. Đó là thời điểm bưởi bằng quả trứng vịt, bà con phải thắt dây ở giữa để tạo eo hồ lô, sau đó, được đưa vào khuôn để tạo dáng và tiếp tục chỉnh sửa, bảo quản. Theo đó, quy trình khép kín của 1 trái bưởi hồ lô bắt đầu từ công đoạn chọn trái cho đến khi thu hoạch khoảng 5 tháng. Trong suốt thời gian này, phải thường xuyên để ý, theo dõi. Nếu khi cho vào khuôn mà gặp gió đung đưa, thì hình dáng quả bưởi sẽ không đẹp, có khi phải cắt bỏ. Ngoài ra, phải canh phòng cẩn thận, nếu để sâu, kiến và ong tấn công thì rất dễ “xôi hỏng, bỏng không”. Đó cũng chính là câu hỏi vì sao bưởi hồ lô lại có giá “mắc” như vậy, và người làm vườn đã phải “thả hồn” vào cây trái như thế nào khi mùa xuân đến.

Ở Châu Thành (Bến Tre), anh Huỳnh Thanh Tâm khá thành công với việc tạo hình, khắc chữ thư pháp trên trái dừa. Anh cho biết: “Tôi đã cung cấp cho thị trường trên 6.000 quả dừa khắc chữ nổi: Phúc -Lộc - Thọ và khoảng 2.000 quả hồ lô in chữ chìm: Tài - Lộc, với giá bán cả 2 loại trên là 500.000 đồng/quả”. Anh Tâm cho hay, năm nay mưa nhiều và kéo dài nên trái dừa dễ nứt, rất khó khăn trong việc ép khuôn chữ, vì vậy, tỷ lệ dừa tạo hình, khắc chữ không nhiều dẫn đến giá bán cao. Đặc biệt, Tết 2018 này dừa hồ lô in chữ nổi là hàng mới, “độc - lạ” nên đã có 80% sản phẩm được TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội đặt mua.

Không riêng anh Tâm, ở Cao Lãnh (Đồng Tháp), anh Huỳnh Thanh Khoa cũng cho biết, do thời tiết khắc nghiệt nên khi thương lái đến đặt hàng xoài in chữ thư pháp, anh không dám nhận tiền cọc, vì không chắc xoài sẽ cho trái như thế nào, nếu có hàng thì xoài khắc 1 chữ có giá 200.000 đồng/trái, loại 2 chữ 300.000 đồng/trái.

“Kiểng chó” xông đất Tết Mậu Tuất 

Được biết, cặp “chó kiểng” độc đáo đón Xuân Mậu Tuất 2018 làm bằng cây bông trang, phỏng theo hình 2 chú chó rất ngộ nghĩnh có chiều cao lên tới 1,8m và dài hơn 2m đã được anh Đỗ Trọng Nghĩa ở TP. Hồ Chí Minh đem ra Hội chợ Ninh Bình “trưng” Tết, với giá 180 triệu đồng. Ngay khi vừa có mặt, cặp kiểng chó đã thực sự cuốn hút người xem và gây được cảm tình với những nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh. Hỏi anh Nghĩa về ý tưởng làm cặp chó từ cây cảnh, anh cho biết, cách đây 6 năm, anh bắt đầu suy nghĩ làm một cây kiểng hình chó đáng yêu. Sau khi cân nhắc, anh quyết định chọn cây bông trang để thỏa sức tạo tỉa, thả hồn mình vào đó. Anh cho biết, để có cặp kiểng này, anh phải trồng 6 cây mẫu đơn đẹp, và phải mất 6 năm chăm sóc mới hoàn hảo như vậy.

3.jpg
Ông Trường ở Chợ Lách đang tạo hình chó kiểng từ cây quất.

 Nghệ nhân Nguyễn Văn Vỵ ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho biết, ngay sau mỗi vụ Tết, khi bà con xuống đồng, mình cũng phải xuống giống trồng tắc ngay. Đến tháng 10 – 11 (AL) bắt đầu uốn khung sắt để tạo khuôn mẫu con vật mình muốn.  Tuy nhiên, làm sao để khuôn mặt, hình dáng các con vật trông có hồn, mức độ “sao y bản chính cao” đã bán được giá “hời” là khó nhất. Theo ông, công đoạn khó nhất của kiểng chó là phần đầu vì phải dùng bông gòn, keo trộn với nhau, rồi uốn nắn làm sao cho giống đầu chú chó thật rồi mới tô màu. Hiện, ông Vị có trên 30 cặp kiểng tạo hình chó, lân và hình thỏi vàng, mỗi cặp từ 2 -12 triệu đồng. Dự kiến, sau khi trừ chi phí ông thu lời trên 120 triệu đồng.

Nghệ nhân Trần Văn Trưởng (Chợ Lách, Bến Tre), người có trên 20 năm kinh nghiệm sản xuất kiểng cho biết, đón năm Mậu Tuất, ông chuẩn bị 150 con kiểng làm từ cây quất hình chú chó với rất nhiều kiểu dáng, có kích thước từ 1 -2,2m. Ngay sau khi hoàn thiện, gần 40 sản phẩm đầu tiên đã có khách hàng ở Phú Quốc (Kiên Giang) và Hà Nội đặt mua hết. Theo ông Trường, chi phí đầu tư cho mỗi con 700.000 – 900.000 đồng, dự kiến bán với giá cao nhất 4 triệu đồng/con.

Ở Hà Nội, nghệ nhân Trương Ngọc Xuân - quận Bắc Từ Liêm lại có sáng kiến trồng quất bonsai trong chậu sành hình chú chó rất độc đáo. Ông Xuân cho biết, mỗi năm, người chơi quất cảnh lại có xu hướng mới, năm nay cầm tinh con chó, nên khách hàng mong muốn có một cây quất nhỏ, gắn liền với hình ảnh chú chó ngộ nghĩnh, “xông đất” trong nhà, lấy lộc đầu xuân. Theo đó, để có một cây quất bonsai như vậy, phải chờ cho quất được 1 năm tuổi, mới có thể uốn nắn, “gò” vào khuôn, tạo dáng và thế đứng theo ý muốn. Hiện, 1 cây quất trong lục bình có giá từ 9 -10 triệu đồng.

Quất lộc bình khổng lồ, giá “khủng”

Nếu như bà con các tỉnh phía Nam nở rộ phong trào tạo hình chú chó thì nhiều nhà vườn ở Văn Giang (Hưng Yên) lại tạo dáng quất cảnh thành hình lộc bình khổng lồ. Ông Nguyễn Trung Thành, người có thâm niên trồng quất cảnh trên 10 năm nay cho biết, trước đây ông chỉ tạo dáng quất theo hình tháp hoặc theo mốt của từng năm. Đón Tết 2018, ông mạnh dạn tạo tỉa, gò uốn được 8 cây quất thế lộc bình khổng lồ. Cả 8 cây đã được khách đặt hàng từ tháng 8 âm lịch với giá 10 triệu đồng/cây.

4.jpg
Chăm sóc quất lộc bình chuẩn bị Tết  ở Hưng Yên.

Ông Thành “bật mí”, mỗi “lộc bình” là một cây quất 5 -6 năm tuổi, tán rộng, dáng cân đối, đẹp và nhất là sai quả, được cắt tỉa công phu và phải mất tới 5 năm ông mới gò được những “chàng” quất khổng lồ này như ý muốn. Ngoài ra, ông Thành còn có trên 300 gốc quất thế khác nhau đã được bán hết. Hiện, một cặp quất lộc bình khổng lồ như vậy có giá 50 triệu đồng; ước tính, thu nhập dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất của gia đình ông đạt trên 300 triệu đồng.

Sáng tạo, độc đáo và tài hoa là những điều chúng tôi cảm nhận được từ sân chơi chung của các nhà vườn từ Nam ra Bắc. Nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến rất gần, xin chúc nhà vườn trên cả nước đón một cái Tết hạnh phúc, yên vui và thịnh vượng.

Dương An Như (t/h)


 


 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày một giàu đẹp, văn minh

    Vốn chính sách góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày một giàu đẹp, văn minh

    Những năm qua, nguồn vốn chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành động lực quan trọng, đồng hành với người dân Lạng Sơn trong hành trình giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng tỉnh ngày một giàu đẹp, văn minh.

  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

Top