Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2024  
Thứ ba, ngày 24 tháng 12 năm 2024 | 15:36

Cà phê Arabica Mường Ảng hồi sinh thành cây chủ lực

Sau nhiều lần "chết đi sống lại", cây cà phê Arabica ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đang "tái sinh" và khẳng định vị thế của cây chủ lực.

Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên phấn đấu đạt 5.000ha diện tích cây cà phê Arabica vào năm 2030. Ảnh: Quang Đạt

Trong lịch sử hơn nửa thế kỷ từ khi cây cà phê Arabica xuất hiện tại các nông trường ở Mường Ảng, loài cây này đã nhiều lần "chết đi sống lại". Vào thời điểm năm 2017, huyện Mường Ảng đã có gần 4.000ha cây cà phê thì đến năm 2021 chỉ còn lại hơn 2.000ha. Nhiều người dân đã chặt bỏ cây cà phê vì đầu ra không ổn định, giá thấp, không bù được chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, những năm gần đây giá cà phê luôn ở mức cao và ổn định nên cây cà phê Arabica tại Mường Ảng cũng đang được "tái sinh" mạnh mẽ. Huyện Mường Ảng cũng đã đặt mục tiêu nâng diện tích trồng cà phê lên 5.000ha vào năm 2030.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, những năm qua chất lượng cà phê Mường Ảng đã được khẳng định và có giá cao. Hiện nay, huyện Mường Ảng cũng là vùng trồng cà phê lớn nhất tỉnh Điện Biên, với tổng diện tích trên 3.000 ha (gần 2.200 ha đã cho thu hoạch).

Cà phê cũng là cây công nghiệp dài ngày giúp người dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu với lợi nhuận 80-100 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, nhiều vườn cà phê đã trồng trên 20 năm, cần được trồng mới và tái canh.

Theo ông Tạ Mạnh Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, để khắc phục tình trạng cà phê quá tuổi, huyện đã tăng cường áp dụng kỹ thuật thâm canh ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp. Đồng thời ghép, cải tạo hoặc tái canh bằng các giống cà phê mới. Ngoài ra, hiện nay huyện cũng đang rà soát quỹ đất phù hợp để mở rộng diện tích cà phê và hiện thực hóa mục tiêu 5.000ha cây cà phê vào năm 2030.

Tại Hội thảo phát triển cây cà phê, được tổ chức vào ngày 23.12, ông Phùng Danh Huân - chuyên gia Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT cho biết: "Để thực hiện tái canh cây cà phê ở Mường Ảng, cần xác định được giống cà phê phù hợp. Trong đó, có thể áp dụng biện pháp cày bỏ toàn bộ cà phê già cỗi sau khi thu hoạch lần cuối. Ngoài ra, có thể ghép cải tạo với diện tích cà phê già cỗi và cho năng suất kém".

Năm 2024, huyện Mường Ảng đã thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm quả cà phê Catimor. Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, huyện đang triển khai thực hiện 4 dự án với tổng diện tích cà phê trồng mới trên 114 ha, với 174 hộ tham gia (88 hộ nghèo, 82 hộ cận nghèo). Tổng kinh phí thực hiện gần 17,5 tỉ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ trên 8,5 tỉ, đối ứng của các hộ tham gia gần 9 tỉ.

Tuy nhiên, đối tượng được hưởng lợi đều là hộ nghèo, cận nghèo, thường có diện tích đất đai nhỏ lẻ, manh mún, có độ dốc lớn. Ngoài ra, nhận thức của các hộ tham gia dự án chưa đồng đều, một số hộ chưa áp dụng được tối đa kỹ thuật vào sản xuất thực tế, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tỉ lệ sống của cây.

Ông Lù Văn Cường – Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Ảng cho biết: "Với số cây cà phê giống bị chết, nhà cung ứng sẽ phối hợp với huyện để cấp bổ sung. Tuy nhiên hiện nay chưa thể tiến hành trồng dặm vì đã qua mùa vụ, chỉ có thể tiến hành vào đầu mùa mưa năm 2025".

 

Theo laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày một giàu đẹp, văn minh

    Vốn chính sách góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày một giàu đẹp, văn minh

    Những năm qua, nguồn vốn chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành động lực quan trọng, đồng hành với người dân Lạng Sơn trong hành trình giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng tỉnh ngày một giàu đẹp, văn minh.

  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

Top