Ngày 16/12, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen của tỉnh Đồng Tháp.
Logo chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen của tỉnh Đồng Tháp.
Theo Quy chế, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này là Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Đối tượng áp dụng Quy chế là các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen của tỉnh Đồng Tháp.
Các sản phẩm gồm hạt sen tươi (sen lụa), hoa sen tươi, lá sen tươi và củ sen tươi phải thuộc giống sen hồng có nguồn gốc từ Đồng Tháp (gương xanh) và được sản xuất (trồng) trong phạm vi khu vực địa lý tương ứng với địa danh “Đồng Tháp”, được xác định theo bản đồ khu vực địa lý vùng trồng sen mang chỉ dẫn địa lý (“Bản đồ khu vực địa lý”).
Tiêu chí chứng nhận về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm sen mang chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp”, đối với sản phẩm hạt sen tươi (sen lụa) hạt có kích thước to, dài (Đường kính hạt: 1,13 – 1,28 cm; chiều dài hạt: 1,55 – 1,73 cm); đầu núm hạt có màu nâu đậm; hàm lượng nước (ẩm độ) từ 53,4 - 62,6%; hàm lượng tinh bột từ 17,4 - 18,2%; hàm lượng đường tổng từ 5,95 – 6,98%; hàm lượng chất xơ từ 0,88 - 1,26%; hàm lượng canxi (Ca) hòa tan từ 317 - 460 mg/kg; hàm lượng kali (K) từ 1,40 - 1,92%.
Đối với hoa sen tươi đường kính hoa lớn: 22,9 – 24,0 cm; đối với lá sen tươi hàm lượng chất xơ từ 2,31 - 5,27%; đối với củ sen tươi hàm lượng tinh bột từ 9,54 - 9,92%, hàm lượng chất xơ từ 0,48 - 0,82%, hàm lượng đường tổng từ 7,20 - 7,54% và hàm lượng canxi (Ca) hòa tan từ 193 – 284 mg/kg.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.