Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 12 năm 2024 | 20:11

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu

Hướng đi tất yếu cho ngành Nông nghiệp Việt Nam, bức phá mạnh mẽ, khẳng định vai trò ngày càng cao trong khối ASEAN, góp phần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng nông sản trên thị trường thế giới.

Sáng 16/12 tại TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị Thúc đẩy Xuất khẩu nông lâm thủy sản, với hình thức trực tiếp (kết hợp trực tuyến) nhằm báo cáo, đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024, đồng thời đưa ra các định hướng, giải pháp quan trọng để duy trì đà tăng trưởng trong những năm tới.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, CB&PTTT, mặc dù đối mặt với nhiều biến động phức tạp về địa chính trị, cạnh tranh quốc tế và tác động nghiêm trọng từ đại dịch COVID -19, nhưng tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn tăng trưởng và đạt được các thành tựu nổi bật.  

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, CB&PTTT, phát biểu tại hội nghị.

Từ kim ngạch xuất khẩu 41,4 tỷ USD năm 2020, đến năm 2024, con số này đã tăng lên hơn 62 tỷ USD, với mức tăng trưởng trên 18% so với năm 2023. Đặc biệt, 11 mặt hàng nông sản chủ lực đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, gồm gỗ và sản phẩm gỗ (16,1 tỷ USD), rau quả (7,1 tỷ USD), gạo (5,7 tỷ USD), cà phê (5,4 tỷ USD), hạt điều (4,3 tỷ USD), tôm (3,8 tỷ USD) và cao su (3,2 tỷ USD). Các sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, và cao su đạt mức tăng trưởng hai con số, góp phần khẳng định vị thế nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Như vậy, tình hình sản xuất trong nước duy trì khá ổn định, dự báo nhóm hàng nông sản vẫn có thể đạt tăng trưởng tốt trong Quý I năm 2025. Đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực tiềm năng và 6 thị trường chủ lực (Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc), khẳng định vai trò của Việt Nam ngày càng cao trong ASEAN.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành Nông nghiệp chúng ta cũng đối đầu với những thách thức mới, đặc biệt là biến động địa chính trị, xu hướng bảo hộ mậu dịch, và yêu cầu ngày càng cao về sản xuất xanh, bền vững.

Việc tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump và các chính sách bảo hộ dự kiến sẽ tạo ra những rào cản lớn hơn về thuế quan và quy định kỹ thuật, đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải nhanh chóng thích nghi và đổi mới.

Cũng tại Hội nghị, ông Phạm Quang Huy, Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, khẳng định để đối mặt với những thách thức trên chúng ta cần định hướng rõ các chiến lược như tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các ngành hàng chủ lực như lúa gạo, thủy sản, và rau quả.

Quan cảnh hội nghị

Đảm bảo nguồn cung trong nước, phát triển các vùng nguyên liệu chất lượng cao, đẩy mạnh nuôi trồng chủ lực và áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật. Phát triển chế biến và logistics, xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đầu tư vào cơ giới hóa và logistics hiện đại.

Bên cạnh đó, mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh hợp tác với các thị trường tiềm năng như Trung Đông, châu Phi và các nước Hồi giáo Halal; đồng thời, tiếp tục nỗ lực gỡ thẻ vàng của EU đối với hải sản Việt Nam. Áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất và chế biến quốc tế, tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị phần, xây dựng thương hiệu và nâng cao tiêu chuẩn, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng và nhận thức của người sản xuất, doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin và bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

Để tạo nên sự thành công của ngành nông nghiệp không chỉ đến từ nỗ lực của các doanh nghiệp mà còn nhờ sự đồng hành của chính quyền các cấp, hiệp hội ngành hàng và bà con nông dân. Với sự quyết tâm và định hướng đúng đắn, xây dựng một ngành nông nghiệp xanh, bền vững, nâng cao giá trị, uy tín của nông sản Việt Nam, ngành nông nghiệp Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt được những bước tiến mạnh mẽ, góp phần khẳng định vị thế của đất nước trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.

 

Phương Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

Top