Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 12 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2024 | 16:5

Quảng Ngãi hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Theo thống kê, Quảng Ngãi hiện có 1 làng nghề, 5 làng nghề truyền thống và 7 ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Các làng nghề trên địa bàn đa dạng về loại hình và phong phú về sản phẩm, được phát triển theo nhiều nhóm nghề khác nhau như chế biến nông – lâm – thủy sản, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, sinh vật cảnh…

Thực trạng và một số vướng mắc, khó khăn

Quảng Ngãi có hơn 5.570 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) với 7 nhóm ngành nghề theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, 107 doanh nghiệp, 33 hợp tác xã (HTX), 7 tổ hợp tác và 5.424 hộ gia đình, với doanh thu hơn 964 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 9.500 lao động, thu nhập bình quân 4,1 triệu đồng/người/tháng.

Các cơ sở SX trong làng nghề chưa có liên doanh, liên kết với nhau để tạo ra hàng hóa lớn, có giá trị cao đủ để cung cấp cho thị trường.

Các cơ sở SX trong làng nghề chưa có liên doanh, liên kết với nhau để tạo ra hàng hóa lớn, có giá trị cao đủ để cung cấp cho thị trường.

Tuy nhiên, tỉnh còn thiếu nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề, xử lý môi trường làng nghề tập trung. Kinh phí để hỗ trợ các các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia xúc tiến thương mại còn ít. Các cơ sở SX trong làng nghề chưa có liên doanh, liên kết để tạo ra hàng hóa lớn, có giá trị cao, đủ để cung cấp cho thị trường. Đa số các làng nghề chưa thành lập được các Hội phát triển ngành nghề, làng nghề. Tổ hợp tác, HTX để phát triển ngành nghề, làng nghề đã hình thành nhưng còn ít.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành nghề, làng nghề ở các cấp chưa được quan tâm, còn mang tính hình thức. Chế độ thông tin báo cáo từ các huyện thực hiện chưa nghiêm túc. Việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn vì không có người kế thừa, số lượng lao động có tay nghề cao rất ít,  sản phẩm khó cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp trên thị trường, chất lượng sản phảm không đồng điều (vì làm thủ công)…

Hiện nay, mật độ dân cư nông thôn ngày càng cao, số cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn ngày càng thu hẹp. Tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống được quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ quy định 20% số hộ làm nghề trong làng. Tiêu chí này khó đáp ứng trong điều kiện dân cư nông thôn ngày nay. Do vậy, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua không có thêm làng nghề, làng nghề truyền thống.

Chưa có nguồn kinh phí riêng để đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước phân bổ về cho UBND các huyện hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề còn rất ít. Do đó, chưa thể góp phần thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

Ông Ngô Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Quản lý chất lượng và thị trường nông sản tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 11/11/2021 về phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 21/6/2023 về điều chỉnh, thay thế Danh mục các dự án và nhu cầu kinh phí thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Kế hoạch số 157/KH-UBND, ngành nông nghiệp tỉnh đã thực hiện hỗ trợ các dây chuyền, thiết bị đồng bộ sản xuất cho 06 HTX.

Các HTX được hỗ trợ gồm: Rượu nếp ngự Sa Huỳnh (HTX NN Phổ Châu, thị xã Đức Phổ); trà túi lọc nấm linh chi (HTX SX và KD nấm Đức Nhuận, huyện Mộ Đức); tỏi bóc vỏ (HTX NN Sinh thái Lý Sơn, huyện Lý Sơn); ép dầu phụng (HTX DV NN Phổ Nhơn, thị xã Đức Phổ và HTX NN Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh); Dự án chế biến các sản phẩm từ chuối tại xã Sơn Bua (HTX NN Sơn Bua, huyện Sơn Tây); Dự án ứng dụng năng lượng mặt trời kết hợp gia nhiệt bổ sung và náo đảo tự động trong chế biến nước mắm (Công ty TNHH MTV SX TM và DV Mười Quý (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn).

Nghề truyền thống Gốm Mỹ Thiện chỉ còn duy nhất 01 hộ là ông Đặng Văn Trịnh

Nghề truyền thống Gốm Mỹ Thiện chỉ còn duy nhất 01 hộ (hộ ông Đặng Văn Trịnh).

Nghề truyền thống Gốm Mỹ Thiện (thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn) chỉ còn duy nhất hộ ông Đặng Văn Trịnh (được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam công nhận là Nghệ nhân Dân gian vào ngày 13/6/2016) làm nghề. Để bảo tồn và phát huy nghề truyền thống có sản phẩm văn hóa đặc sắc này, UBND tỉnh đã hỗ trợ 157.000.000 đồng (Một trăm năm mươi bảy triệu đồng) để thực hiện Đề án duy trì và phát triển nghề truyền thống sản xuất Gốm Mỹ Thiện. Huyện Bình Sơn đang làm hồ sơ đề nghị công nhận Nghề truyền thống Gốm Mỹ Thiện là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Các sản phẩm Gốm Mỹ Thiện mang tính đặc sắc riêng vì được làm hoàn toàn bằng thủ công và mỗi mẫu mã chỉ có 1 sản phẩm duy nhất.

Các sản phẩm Gốm Mỹ Thiện mang tính đặc sắc riêng vì được làm hoàn toàn bằng thủ công và mỗi mẫu mã chỉ có 1 sản phẩm duy nhất.

Giai đoạn 2020-2023, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện hỗ trợ 09 Dự án hỗ trợ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cho 09 đơn vị là các cơ sở ngành nghề nông thôn, HTX… với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng, trong đó kinh phí Nhà nước hỗ trợ hơn 2 tỷ, còn lại là vốn đối ứng của cơ sở ngành nghề nông thôn, HTX. Năm 2024 được phân bổ 1,3 tỷ để thực hiện 04 dự án phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Thông báo kịp thời cho các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các đợt hội chợ hàng năm tổ chức trong nước.

Các cơ sở ngành nghề nông thôn đã đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kết quả đã có 204 sản phẩm OCOP được công nhận, xuất phát từ các cơ sở ngành nghề nông thôn. Hiện sản phẩm từ các cơ sở ngành nghề nông thôn sản xuất được người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng phát triển thị trường.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

Top