Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020 | 11:32

Nhà vườn Trà Vinh thu nhập cao nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ

Sản xuất trái cây theo hướng hữu cơ đang được nhà vườn tỉnh Trà Vinh hướng đến, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

t14.jpg
Anh Trần Thanh Tuấn tỉ mỉ chăm sóc bưởi để đạt chất lượng tốt nhất.

 

Giảm chi phí, dễ bán

Trong khi nhiều loại trái cây sản xuất theo kiểu truyền thống (dùng phân và thuốc bảo vệ thực vật hóa học) giá lên xuống thất thường, được mùa mất giá thì những khu vườn sản xuất theo tiêu chí an toàn đầu ra luôn ổn định, lợi nhuận đạt cao. Do vậy, việc sản xuất theo hướng hữu cơ đang được  nhà vườn Trà Vinh hướng đến, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Anh Trần Thanh Tuấn, thành viên HTX bưởi da xanh Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần) cho biết, trước đây anh không có thói quen ghi chép nhật ký canh tác. Nhưng nay anh đã quen và nhận thấy việc làm này rất có lợi. Chẳng hạn, hết một đợt, anh mở sổ ra sẽ biết được chính xác liều lượng phân bón, phun thuốc…, tính được chi phí khá chính xác. Nhờ vậy, anh biết được từ khi chuyển sang canh tác theo VietGAP, mỗi công (1.000m2) tiết kiệm được tiền phân thuốc, năng suất vẫn giữ nguyên. Trong khi đó, đầu ra khá thuận lợi, doanh nghiệp tìm đến tận vườn kí hợp đồng bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường 5.000 - 10.000 đồng/kg.

“Chi phí phân, thuốc mình sử dụng rẻ hơn nhiều. Trước kia, mỗi công mình tiêu tốn khoảng 7 triệu đồng/năm, bây giờ còn khoảng 5 triệu đồng”, anh  Tuấn nói.

Ông Võ Văn Chà, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ấp Ô Chích (xã Lương Hòa, huyện Châu Thành) cho biết, sản xuất theo hướng hữu cơ, cây bưởi tuổi thọ cao hơn so với bưởi trồng bình thường, vì ít sâu bệnh. Đặc biệt, năm ngoái khi vườn bưởi 27ha của Tổ được công nhận đạt chuẩn VietGAP, được doanh nghiệp tìm đến tận vườn thu mua, kí hợp đồng bao tiêu với giá 39.000 đồng/kg. Còn năm nay, giá tăng lên 40.000 đồng/kg, trong khi bưởi ngoài mô hình giá cao nhất chỉ 35.000 đồng/kg. Nhờ vậy, chỉ cần vài công bưởi da xanh sản xuất theo chuẩn này thì nhà vườn có thể thu lãi ổn định cả trăm triệu đồng/năm.

“Làm VietGAP mình bán ra rất dễ dàng, người mua rất an tâm, không sợ bị thuốc vì mình sử dụng sinh học là chủ yếu. Bưởi da xanh của mình sau khi được công nhận đạt chuẩn VietGAP thì các công ty xuống kí hợp đồng, với giá gần gấp đôi ở ngoài”, ông  Chà chia sẻ.

Không chỉ bưởi da xanh, các loại trái cây sản xuất theo hướng an toàn đều có đầu ra ổn định. Điển hình như Tổ hợp tác sản xuất cam sành ấp Rạch Nghệ (xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè), trước đây, khi chưa trồng theo chuẩn VietGAP, năng suất chỉ 3-4 tấn/công, còn  nay trung bình đạt 6-7 tấn cam/công, có hộ đạt 8-9 tấn/công, giá cao hơn so với cam trồng bình thường. Nhờ vậy, các tổ viên mỗi vụ đều lãi khá. Thêm nữa, điều mà nông dân tâm đắc nhất là bảo vệ được sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

“Hồi trước, trồng bình thường, phân, thuốc sử dụng tùy thích. Còn sản xuất theo chuẩn VietGAP, tất cả đều giảm và sử dụng đúng quy trình. Tôi trồng được 4 công, năm ngoái bán được 560 triệu đồng, còn năm nay chưa thu hoạch, dự kiến cam cho thu nhập khá cao”, ông Thạch Sương, thành viên Tổ hợp tác sản xuất cam sành ấp Rạch Nghệ cho biết.

Khuyến khích mỗi vùng chọn một số loại cây đặc sản

Trà Vinh có hơn 18.000ha vườn cây ăn trái, với nhiều loại quả đặc sản có giá trị kinh tế khá cao, có thể xuất khẩu như xoài, nhãn, chuối, cam, bưởi da xanh… Nhưng, đến nay, toàn tỉnh có chưa tới 300ha cây ăn trái sản xuất theo hướng hữu cơ đạt chuẩn VietGAP, gồm: chôm chôm, bưởi da xanh, cam sành, măng cụt, quýt đường và dừa sáp.

 

t15.jpg

Bưởi da xanh trồng theo hướng hữu cơ ở Trà Vinh.

 

Để xây dựng vùng cây ăn trái đặc sản theo quy trình VietGAP hay GlobalGAP, trước mắt, Trà Vinh khuyến khích mỗi vùng chọn một số loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao để thực hiện. Cụ thể, đối với vườn cây ăn trái, tỉnh hỗ trợ cá nhân 6 triệu đồng/ha năm đầu tiên, 3 triệu đồng/ha năm thứ 2; hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác 12 triệu đồng/ha năm đầu tiên và 4 triệu đồng/ha năm thứ 2.

Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất cây giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở thu mua, chế biến và xuất khẩu… để nâng giá trị sản lượng cây ăn trái đặc sản đạt mức thu nhập bình quân 170 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, Dự án thích ứng biến đổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh đã đồng hành cùng ngành nông nghiệp Trà Vinh trong việc hỗ trợ nhà vườn sản xuất theo chuẩn an toàn.

Ông Huỳnh Nghĩa Thọ, Giám đốc Ban điều phối Dự án thích ứng biến đổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh, cho hay: “Sản phẩm cây trái của Trà Vinh khá phong phú. Những sản phẩm mà dự án tập trung hỗ trợ gồm dừa hữu có, cam, bưởi… Thời gian qua, đối với các tiêu chuẩn chất lượng, các sản phẩm, nhất là trái cây, chưa được quan tâm nhiều, tuy rằng chính sách, chế độ ưu đãi của tỉnh vẫn có. Do đó, dự án hỗ trợ các tiêu chuẩn chất lượng để các sản phẩm này đảm bảo về chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau, thứ hai là có nguồn thu nhập ổn định”.

Hiện nay, sản xuất trái cây theo hướng chất lượng và an toàn được nhiều nước quan tâm, nhất là ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số nước như Newzeland, Nhật Bản… Các thị trường này đặt ra các tiêu chuẩn quy định để buộc sản phẩm nông nghiệp của các quốc gia đạt tiêu chuẩn ngon, an toàn trước khi vào thị trường của họ. Cho nên, việc sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng luôn luôn tạo ra sản phẩm được thị trường đón nhận. Đó là con đường mà nông dân phải hướng đến nếu muốn phát triển bền vững và được thị trường nhập khẩu chấp thuận.

 

 

Sa Oanh
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top