Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 11 năm 2019 | 23:59

Nhiều công ty thành viên bị xử phạt, Tập đoàn Hòa Phát "nhờn luật"?

Hòa Phát được biết đến là tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, nhiều công ty của “ông lớn ngành thép” bị các địa phương xử phạt hành chính liên quan tới vấn đề môi trường.

1.jpg

2.jpgNgày 5/11/2019, UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH một thành viên Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ (Tập đoàn Hòa Phát) ở xã Đồng Lương (huyện Cẩm Khê) số tiền 442,5 triệu đồng.

 

Xử phạt Công ty Hòa Phát Phú Thọ 442,5 triệu đồng

Ngày 5/11/2019, UBND tỉnh Phú Thọ ra Quyết định số 2856/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường đối với công ty TNHH một thành viên Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ (Công ty Hòa Phát Phú Thọ - Tập đoàn Hòa Phát) ở địa chỉ tại xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, với số tiền 442,5 triệu đồng.

Theo đó quyết định xử phạt hành chính của UBND tỉnh Phú Thọ thì Công ty Hòa Phát Phú Thọ đã có 02 hành vi vi phạm hành chính.

Một, thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hai, thải chất thải rắn công nghiệp thông thường (phân gà) trái quy định về bảo vệ môi trường từ 60.000kg đến dưới 80.000kg. 

Tổng số tiền Công ty Hòa Phát Phú Thọ bị xử phạt là 442,5 triệu đồng.

UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu Công ty Hòa Phát Phú Thọ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm, tăng cường gia cố bờ bao đảm bảo không để nước, phân từ các hố và hồ sinh học chảy tràn ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường khu vực và hồ Ngả 2.

Khẩn trương thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường bị ô nhiễm; Buộc phải thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt…

UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu công ty phải thực hiện các nội dung của quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước ngày 17/11, kết quả báo cáo gửi về UBND tỉnh; Sở TNMT; UBND huyện Cẩm Khê.

Được biết, trước đó, ngày 16/11/2018, Công an tỉnh Phú Thọ đã quyết định xử phạt Công ty Hòa Phát Phú Thọ với số tiền 70 triệu đồng về hành vi vi phạm hành chính vì “thực hiện không đúng một trong các nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường” theo quy định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

Công ty Hòa Phát Bắc Giang hai lần bị xử phạt

Liên quan tới vấn đề môi trường, ngày 26/4/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 660/QĐ-XPVPHC về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang (Công ty Hòa Phát Bắc Giang), thuộc Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát).

Theo đó, Công ty Hòa Phát Bắc Giang đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần trong trường hợp lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ) tại khu II thôn Hạ, Đồng Chòi, Bản Bầu, xã Long Sơn, huyện Sơn Động.

công-ty-hòa-phát-bắc-giang-gây-ô-nhiễm-môi-trường-gây-bức-xúc-cho-người-dân-sống-xung-quanh.jpg

 ahr0cdovl2tpbmh0zw5vbmd0ag9ulnzul21lzglhl25ld3mvmgvin2ezowzjmjiwodzin2u2mjq5zdfinti1m2rjmmivcgfnzs0xlmpwzw.jpg

 Chỉ trong 8 tháng Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang (Tập đoàn Hòa Phát) bị xử phạt hành chính 2 lần.

 

Nước thải chăn nuôi của công ty lấy sau hệ thống xử lý nước thải của module 5 và module 6 trước khi thải ra môi trường có thông số BOD5 vượt 1,78 lần.

Thông số COD vượt 1,16 lần; thông số Tổng nitơ vwowtk 1,66 lần; thông số Tổng Coliform vượt 9,2 lần so với giá trị Cmax cột B QCVN 62:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi; lưu lượng nước thải của Công ty là 400 m3/ngày (24 giờ); quy định tại điểm k khoản 5 Điều 13 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016.

Tình tiết tăng nặng: Công ty tái phạm xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012.

Với các hành vi trên, Công ty Hòa Phát Bắc Giang (Tập đoàn Hòa Phát) bị xử phạt hành chính 540 triệu đồng.

Trước đó, ngày 15/8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Công ty Hòa Phát Bắc Giang (Tập đoàn Hòa Phát) về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

Tổng số tiền Công ty Hòa Phát Bắc Giang bị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phạt là 312 triệu đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 8 tháng, Công ty Hòa Phát Bắc Giang (Tập đoàn Hòa Phát) bị xử phạt hành chính 2 lần về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

 

Chăn nuôi bò công nghệ cao gây ô nhiễm môi trường

Dự án chăn nuôi bò thịt áp dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình (ở thị trấn Nông trường Việt Trung, Bố Trạch, Quảng Bình) thuộc Tập đoàn Hòa Phát, tuy đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đã gây nhiều phiền toái cho người dân trong khu vực.

Trước phản ánh của người dân, chính quyền địa phương đã kiểm tra và xác định nguyên nhân ban đầu do Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình bón phân chưa hoai mục; phía doanh nghiệp thừa nhận và tìm biện pháp khắc phục.

Với những hành vi vi phạm, Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình đã bị xử phạt hành chính 2 lần với tổng số tiền hơn 100 triệu đồng. 

bo-mon-thu-y-5.jpg

Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình cũng bị xử phạt hành chính 2 lần.

 

Lần 1, vào cuối năm 2018, với số tiền 25 triệu đồng, do 02 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi gồm chỉ tiêu BOD5 vượt 1,52 lần (178/117mg/l) và Coliform vượt 1,9 lần (9.500/5.000 mg/l.

Lần 2, vào tháng 3/2019, bị phạt 80 triệu đồng, do tập kết ủ phân không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường. Quyết định cũng yêu cầu công ty Hòa Phát phải nhanh chóng di dời, thu dọn toàn bộ lượng phân tập kết không đúng nơi quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường, phải hoàn thành trước ngày 30/3/2019.

Như vậy, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi của Tập đoàn Hòa Phát nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính. Cam kết bảo vệ môi trường và trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt thể hiện thái độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là, Hòa Phát đang yếu kém ở khâu kiểm soát, xử lý các vấn đề về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi hay do tập đoàn này "nhờn luật"?

* Tại tỉnh Hưng Yên, Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát (trụ sở tại Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ) cũng vừa bị UBND Hưng Yên ra quyết định xử phạt, tổng số tiền 105 triệu đồng.

Theo đó, tháng 7/2019, UBND tỉnh Hưng Yên đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát, do doanh nghiệp này đã xả nước thải có thông số môi trường vượt 66% tiêu chuẩn quy định tiếp nhận nước thải của Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu Công nghiệp.

* Còn tại huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), từ tháng 8 - 10/2019, người dân xã Bình Thuận đã 4 lần chặn cổng vào dự án thép Hòa Phát Dung Quất vì cho rằng gây ô nhiễm về khói bụi và tiếng ồn, quá trình thi công mở rộng đã xâm phạm mồ mả, tài sản của người dân.

Người dân xã Bình Thuận còn phản ánh, quá trình nổ mìn thi công dự án khiến đá văng vào nhà dân, nhiều tuyến đường dân sinh bị xe vận chuyển vật liệu làm hư hỏng...

Tại buổi đối thoại do UBND huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức (ngày 22/10), ông Hồ Đức Thọ, Phó giám đốc Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đã xin lỗi và cho rằng: dự án có quy mô quá lớn, do đó trong quá trình thi công chắc chắn không tránh khỏi những tác động xấu như người dân phản ánh; nhất là trong quá trình thi công cao điểm và chạy thử một số dây chuyền. Tuy nhiên, tình trạng này đã từng bước được khắc phục để không ảnh hưởng đến người dân vùng dự án.

Về việc thi công khu mở rộng 115 ha ảnh hưởng đến tài sản người dân, ông Thọ cho biết, đã yêu cầu nhà thầu phụ dừng lại và cam kết sẽ hỗ trợ người dân hết mức đối với những tài sản, mồ mả bị ảnh hưởng.

Bà Hà Thị Anh Thư,Bí thư Huyện ủy Bình Sơn, cho rằng: “Phía công ty phải xin lỗi, thỏa thuận bồi thường cho người dân. Khi nào người dân, chính quyền xã, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất đồng ý thì mới tính. Đất chưa bàn giao mà các anh làm như thế bây giờ chỉ nói dừng. Đừng có nói câu chuyện dừng thi công là xong. Nếu người dân không đồng ý thì phải hoàn trả nguyên trạng khu đất mà các anh đã đào xới”.

Bí thư Bình Sơn cũng đề nghị Hòa Phát Dung Quất phải giải quyết dứt điểm những phản ánh chính đáng của người dân trong tháng 11/2019.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top