Khai thác khoáng sản không đúng quy định thời gian qua ở các khu vực nông thôn đã trở thành vấn đề nóng, được người dân đặc biệt quan tâm. Người dân đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan cần có các giải pháp chấn chỉnh, xử lý dứt điểm.
Kiểm tra, xử phạt và truy thu trên 10,4 tỷ đồng
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, tính đến tháng 10/2021, Sở này đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành số 3892, tiến hành thanh, kiểm tra tại 12 đơn vị, 20 giấy phép khai thác khoáng sản. Đến thời điểm này, đoàn đã kiểm tra được 18/20 giấy phép, tham mưu lập biên bản trình tỉnh xử lý. Tính đến nay đã xử phạt và truy thu số tiền trên 10,4 tỷ đồng.
Mới đây nhất, các sai phạm trong khai thác quặng thiếc của Công ty Cổ phần Tân Hoàng Khang ở xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp chỉ được phát hiện, xử lý khi trên địa bàn xuất hiện hàng loạt hố tử thần trong nhà dân và làm 300 giếng nước khô cạn ở địa phương này.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An - ông Võ Văn Ngọc thừa nhận, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn trong 2 năm qua có nhiều sai phạm và nhiều vấn đề tồn tại.
Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, tính đến tháng 2/2022, huyện Quỳ Hợp có 44 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực, chủ yếu khai thác đá hoa trắng, đá trắng và quặng thiếc. Trong đó, có 25 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và 19 giấy phép do UBND tỉnh Nghệ An cấp (hầu hết các mỏ khoáng sản trên địa bàn Nghệ An đều được cấp phép khai thác trong vòng 15 - 30 năm).
Trong báo cáo gửi HĐND tỉnh Nghệ An vào cuối năm 2021, ông Trịnh Thanh Hải - Cục trưởng Cục Thuế Nghệ An cho biết, hiện ngành thuế đang quản lý 294 tổ chức, doanh nghiệp có khai thác khoáng sản, nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tình trạng trốn thuế, chây ì thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản vẫn còn là bài toán nan giải. Năm 2020 đã triển khai truy thu xử phạt hơn 25 tỷ, 11 tháng của năm 2021 đã truy thu xử phạt 15,6 tỷ đồng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm
Theo thống kê mới đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có 91 dự án được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác còn hiệu lực và 1 dự án đang thực hiện các thủ tục để triển khai. Theo đại biểu Quách Thanh Hải, bên cạnh những đóng góp tích cực, còn rất nhiều hệ lụy từ việc khai thác khoáng sản, tác động xấu tới môi trường và cuộc sống người dân. Nhất là hiện nay, hầu hết các dự án chưa tuân thủ thiết kế khai thác; một số mỏ chưa bảo đảm khoảng cách an toàn đối với những hộ dân sống quanh khu vực; tình trạng nổ mìn vượt quá khối lượng quy định và chưa tuân thủ về an toàn lao động dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động đã xảy ra, thậm chí gây chết người.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về những giải pháp chấn chỉnh và xử lý các vi phạm nêu trên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Trần Tố Chinh cho biết: Công tác quản lý khoáng sản, khai thác vật liệu xây dựng thời gian qua đã được UBND tỉnh quan tâm sát sao. Năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2001 thành lập Tổ công tác liên ngành do Sở Xây dựng làm tổ trưởng phối hợp với các sở, ngành tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, Tổ liên ngành đã phát hiện nhiều vi phạm, đặc biệt là vi phạm về khai thác theo thiết kế, an toàn lao động, bảo đảm môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản.
“Sở và các ngành thành viên Tổ công tác đã tham mưu cho UBND tỉnh có những biện pháp chấn chỉnh trong quá trình khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn đó, hầu hết các doanh nghiệp khai thác khoáng sản vi phạm đã chấn chỉnh, theo hướng tổ chức cắt tầng khi khai thác, làm đường lên khai thác. Trong giai đoạn 2018 - 2019, các mỏ khai thác cơ bản đi vào nền nếp, các vụ tai nạn nghiêm trọng trong khai thác khoáng sản đã giảm rõ rệt”, bà Chinh khẳng định.
Tháng 5/2021, UBND tỉnh tiếp tục có quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành giao cho Cục Thuế chủ trì kiểm tra, phối hợp với các cơ quan kiểm tra về việc thu nộp ngân sách đối với các mỏ khai thác khoáng sản. Mới đây, UBND tỉnh có quyết định kiện toàn lại Tổ công tác liên ngành, giao Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp với các ngành kiểm tra khai thác khoáng sản trên địa bàn. Sở đã xây dựng xong các nội dung, kế hoạch kiểm tra. Dự kiến trong tháng 7, 8, 9, Tổ công tác liên ngành sẽ kiểm tra các mỏ khai thác khoáng sản, các mỏ đá trên địa bàn. “Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm, Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh chấn chỉnh các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhằm giảm tối đa ảnh hưởng, hệ lụy đến đời sống dân sinh, môi trường”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng nhấn mạnh.
Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu
Chưa hài lòng với phần trả lời của đại diện ngành xây dựng, đại biểu Quách Thanh Hải cho rằng, trong việc chấn chỉnh xử lý các vi phạm nêu trên, với cách làm như hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra. Thậm chí, nguyên nhân sâu xa còn do sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh để giải quyết vấn đề này không triệt để. Do vậy, Sở cần làm rõ những nội dung đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với sai phạm tại mỏ đá Hang Voi (xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy) đang gây bức xúc trong Nhân dân. Đồng thời, phải rà soát, khẩn trương tạm đình chỉ hoạt động khai thác để khắc phục những sai phạm theo quy định của pháp luật.
Giải trình thêm vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Trần Tố Chinh cho biết, cuối năm 2021, Sở đã kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với những sai phạm của mỏ đá này. Đồng thời, Đoàn kiểm tra đã giao cho trung tâm kiểm định của Sở xây dựng lập phương án đánh giá việc nứt nhà cửa trong khu vực, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được cụ thể. Thời gian tới, Tổ công tác liên ngành sẽ tiếp tục kiểm tra các vi phạm để có nội dung tham mưu cho UBND tỉnh có giải pháp hiệu quả nhất đối với mỏ đá này.
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh cho biết: Hiện nay, vấn đề khai thác đá, khai thác cắt tầng rất khó quản lý. Sắp tới, Tổ công tác liên ngành phải làm mạnh hơn, nếu không quản lý chặt hơn nữa sẽ bùng nổ như trước. Cùng với đó, ngành giao thông - vận tải phải tăng cường kiểm soát tải trọng, xe chở quá khổ quá tải, cơi nới đóng thùng; phải nghiêm chỉnh trong việc kiểm định, kiểm soát hàng ngày. Đặc biệt, người đứng đầu các địa phương phải chủ động chỉ đạo, xử lý dứt điểm các xe chở đất đá, quá tải trọng gây tai nạn trên địa bàn
Trước các vấn đề đại biểu đặt ra, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh đề nghị, UBND tỉnh, các cấp, các ngành nghiên cứu tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc ý kiến của đại biểu HĐND, ý kiến của cử tri và Nhân dân; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tích cực, tạo bước chuyển biến đối với những vấn đề được chất vấn, thảo luận trong thời gian tới.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.