Thời gian qua, tình trạng khai thác khoáng sản sai phép, trái phép vi phạm quy định pháp luật diễn ra ngày càng phức tạp khiến cho người dân bức xúc phản ánh… Cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý mạnh tay nhiều cơ sở trái phép.
Phạt hơn 2 tỷ đồng đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản 'nhầm' vị trí
Sở TNMT tỉnh Bình Định cho biết, cơ quan này đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thanh Huy, có trụ sở ở phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn.
Ngoài việc bị xử phạt 90 triệu đồng về hành vi khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng tại núi Hòn Ách, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn mà không có giấy phép, quyết định còn áp dụng hình phạt bổ sung bằng hình thức tịch thu 73.076m3 đất đã san lấp, được quy đổi bằng tiền hơn 1,97 tỉ đồng, buộc doanh nghiệp vi phạm phải thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác và chi trả chi phí giám định, đo đạc…
Trước đó vào tháng 4/2018, Công ty TNHH Thanh Huy được UBND tỉnh Bình Định cấp giấy phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường trên diện tích 2,5ha tại núi Hòn Ách, xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn với trữ lượng 88.128m3 đất với công suất mỗi năm 36.000m3, thời hạn khai thác 2 năm. Đến giữa năm 2019, Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Định kiểm tra, phát hiện Công ty TNHH Thanh Huy khai thác “nhầm” vị trí khi chưa thực hiện cắm mốc ranh giới khu vực khai thác, chưa xác lập hợp đồng thuê đất và nộp tiền thuê đất theo quy định.
Hai doanh nghiệp bị phạt hơn 700 triệu đồng
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản theo Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ đối với Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô (gọi tắt Công ty Lũng Lô, trụ sở chính tại 162 Trường Chinh, quận Đống Đa, TP Hà Nội) và Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thương mại Dịch vụ Sông Lô (gọi tắt Công ty Sông Lô, trụ sở chính tại phường 6, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) do nhiều vi phạm tại mỏ đá Tam Lộc (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc).
Theo đó, tổng số tiền phạt 2 doanh nghiệp này phải nộp trên 732,7 triệu đồng, trong đó tiền xử phạt 310 triệu đồng và tiền xử phạt bổ sung tịch thu toàn bộ khoáng sản quy đổi bằng tiền trên 422,7 triệu đồng.
Cụ thể, Công ty Lũng Lô bị xử phạt với tổng số tiền phạt 220 triệu đồng. Trong đó, vi phạm do không lắp đặt trạm cân tại các kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bị phạt 50 triệu đồng; vi phạm lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt thể hiện không đầy đủ theo quy định và sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản đối với khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bị xử phạt 50 triệu đồng.
Ngoài ra, vi phạm về thiết kế mỏ của Công ty này chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bị xử phạt 30 triệu đồng và khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường (đất san lấp) không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, không có giấy phép khai thác tại mỏ đá Tam Lộc với khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm 10.569m3 bị xử phạt 90 triệu đồng.
Ngoài ra, Công ty Lũng Lô còn phải nộp số tiền hơn 211 triệu đồng được quy đổi từ 10.569m3 đất làm vật liệu san lấp do khai thác trái phép.
Đối với Công ty Sông Lô, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt 90 triệu đồng do khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường (đất san lấp) không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, không có giấy phép khai thác tại mỏ đá Tam Lộc, với khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm 10.569m3. Công ty này cũng buộc phải nộp số tiền hơn 211 triệu đồng được quy đổi từ 10.569m3 đất làm vật liệu san lấp do khai thác trái phép.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.