Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 8 năm 2018 | 15:59

Những công trình phá vỡ quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội

Công trình xây dựng trên các tuyến phố, đường bao khu vực hồ Gươm và phụ cận được phép xây tối đa 4 - 6 tầng đối với nhà phố lớp ngoài. Tuy nhiên, trên phố Bà Triệu, vẫn có công trình xây tới 8 tầng, 1 tum, phá vỡ quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội.

7.png

 Tại điểm c, khoản 2, Điều 13, Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND của TP. Hà Nội quy định: Tuyến phố đường bao Khu vục hồ Gươm và phụ cận chiều cao tối đa của công trình nhà phố lớp ngoài là từ 4-6 tầng/16-22m.

 

Ngày 13/8/2015, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội.

Tại điểm c, khoản 2, Điều 13,  quản lý về quy hoạch và không gian đối với công trình phụ cận quy định: Tuyến phố đường bao Khu vục Hồ Gươm và phụ cận (Hàng Trống, Nhà Thờ, Quang Trung, Tràng Thi, Hai Bà Trưng, Đặng Thái Thân, Phạm Ngũ Lão, Lý Thái Tổ, Lý Đạo Thành, Nguyễn Hữu Huân), chiều cao tối đa của công trình nhà phố lớp ngoài là 4-6 tầng/16-22m.

81.png

 Khu vực hồ Gươm và phụ cận theo Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND của TP. Hà Nội.

 

Như vậy, các công trình nhà phố lớp ngoài của các tuyên phố nói trên chỉ được xây từ 4-6 tầng/16-22m. Trong đó, có đoạn phố thuộc đường Bà Triệu, bắt đầu từ ngã tư Tràng Thi, Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Bà Triệu đến ngã tư Bà Triệu, Hai Bà Trưng (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) chỉ được xây cao tối đa là 6 tầng/22m.

Tuy nhiên, công trình số 2 Bà Triệu, phường Tràng Tiền, chủ đầu tư xây cao tới 7 tầng 1 tum và đang gấp rút hoàn thiện.

11.jpg

Công trình số 2 Bà Triệu xây 7 tầng, 1 tum, vượt 1 tầng 1 tum so với quy định nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Cùng với đó, cần làm rõ vi phạm của công trình 4 Bà Triệu cũng xây vượt tầng.

 

Như vậy, so với Quyết định 24/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội thì công trình số 2 Bà Triệu xây vượt 1 tầng 1 tum.

Được biết, công trình vi phạm số 2 Bà Triệu là nhà ở gia đình, do bà Vũ Thúy Nga làm chủ đầu tư, được UBND quận Hoàn Kiếm cấp Giấy phép xây dựng số 80/GPXD ngày 04/5/2016 và được điều chỉnh ngày 12/5/2016.

2.jpg  Công trình số 2 Bà Triệu nhìn từ đường Tràng Thi. 

 

Mới đây, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu sai phạm tại công trình xây dựng số 2 phố Bà Triệu.

3.jpg

 Công trình số 4 Bà Triệu cao bất thường

 

 

Ngoài công trình số 2 Bà Triệu, hiện công trình số 4 Bà Triệu (nằm cạnh công trình số 2) và công trình nằm giữa số nhà 24C và số 26 Bà Triệu cũng xây cao 8 tầng 1 tum.

4.jpg

 

5.jpg

 Cần làm rõ công trình xây cao 8 tầng, 1 tum nằm giữa số nhà 24C và 26 Bà Triệu

Như vậy, chỉ trong một đoạn thuộc phố Bà Triệu, từ ngã tư Tràng Thi, Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Bà Triệu đến ngã tư Bà Triệu, Hai Bà Trưng, dài khoảng 200m nhưng có tới 3 công trình xây vượt quy định.

Điều bất thường là các công trình trên nằm cách hồ Gươm không xa, khá gần UBND quận Hoàn Kiếm nhưng khi có dấu hiệu vi phạm chưa được ngành chức năng và UBND quận Hoàn Kiếm ngăn chặn kịp thời, cưỡng chế, tháo dỡ theo quy định.

Đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo ngành chức năng và UBND quận Hoàn Kiếm khẩn trương xử lý dứt điểm phần xây vượt phép, vượt quy định của thành phố đối với các công trình số 2 Bà Triệu, số 4 Bà Triệu và công trình nằm giữ số nhà 24C và 26 Bà Triệu. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của  tập thể, cá nhân khi để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Ngày 5/4/2018, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 1448/UBND-ĐT yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương, nghiêm túc xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý dứt điểm từng trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân, bảo đảm tiến độ xử lý xong, dứt điểm trước ngày 15/10/2018. Đồng thời, nghiêm túc kiểm điểm tập thể, cá nhân trong việc chậm trễ xử lý, xử lý chưa dứt điểm các công trình vi phạm trật tự xây dựng.

 

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top