Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 5 năm 2016 | 2:20

Những mô hình thâm canh cà phê bền vững

Từ năm 2014, Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên chủ trì và thực hiện dự án khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cà phê đạt hiệu quả, bền vững và được chứng nhận tại Tây Nguyên”. Sau 2 năm, hiệu quả của dự án đã bắt đầu lan tỏa.

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra mô hình tái canh cà phê tại Gia Lai.

Theo đó, mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chứng nhận đã có 169ha/183 hộ được cấp chứng nhận, trong đó có 25ha/40 hộ cấp chứng nhận 4C (Gia Lai), 75ha/74 hộ cấp giấy chứng nhận UTZ Certified (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng), 69ha/69 hộ cấp giấy chứng nhận Rainforest Alliance (Kon Tum), đạt 100% so với mục tiêu dự án.

Viện KHKT nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cùng Trung tâm Khuyến nông các tỉnh phối hợp với các công ty, hợp tác xã làm thủ tục chứng nhận và thu mua sản phẩm cà phê của mô hình.

Theo thống kê, hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cà phê có chứng nhận cao hơn sản xuất đại trà khoảng 14,8 triệu đồng/ha, do 3 yếu tố: chi phí đầu vào giảm 6,1 triệu đồng/ha, cộng thưởng giá cà phê 200-600 đồng/kg, năng suất cà phê tăng 283 kg/ha.

Mô hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chứng nhận đã góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế cộng đồng, ổn định trật tự an toàn xã hội và góp phần vào sự phát triển bền vững cây cà phê tại địa phương. Mô hình còn giúp bảo vệ môi trường đất, môi trường nước, hạn chế phát triển của dịch hại.

Với mô hình tái canh cà phê, tỷ lệ cây sống trung bình trên 96%, cao hơn sản xuất đại trà (90-94%). Chưa thấy có sự khác biệt rõ về tỷ lệ sống giữa các vườn có thời gian luân canh và không luân canh. Tỷ lệ cây vàng trung bình ở các mô hình từ 2,7-4,8%, thấp hơn so với sản xuất đại trà (7,5-14,3%).

Cây trồng trong mô hình nhìn chung sinh trưởng, phát triển tốt. Chiều cao cây đạt  92,7-93,2cm. Số cặp cành cấp 1 đạt từ 11-11,4 cặp/cây, đường kính gốc trung bình 2,6cm.

Từ năm 2014 đến năm 2015, dự án cũng đã xây dựng được 18ha mô hình tưới tiết kiệm nước tại Đắk Lắk (6ha), Gia Lai (6ha) và Đắk Nông (6ha).

Mô hình sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm đã giảm được 20% lượng nước tưới, 20% phân bón và 15% công lao động. Hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn so với sản xuất đại trà 4,16 triệu đồng/ha.

Hiện nay, các mô hình “sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chứng nhận”, “trồng tái canh cây cà phê vối”, “tưới tiết kiệm nước” đã tác động mạnh mẽ đến các hộ nông dân sản xuất trên địa bàn các xã thực hiện dự án và các xã lân cận thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên. Thông qua các mô hình, nông dân được tham gia các lớp tập huấn, tổng kết và hội thảo đầu bờ. Nhiều hộ dân đã học hỏi tiến bộ kỹ thuật về vận dụng cho vườn cà phê của gia đình mình và truyền đạt lại cho các hộ xung quanh, tự nguyện đăng ký tham gia mô hình để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê, nắm bắt kỹ thuật trồng tái canh cũng như tiết kiệm nước tưới cho cà phê.

Bùi Ngọc Thơ

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top