Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 4 năm 2017 | 6:13

Những nhận định của giới khoa học về GMO

Thực phẩm biến đổi gen (BĐG), chính xác hơn là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng biến đổi gen, đã có lịch sử hơn 30 năm nghiên cứu, đánh giá được ủng hộ mạnh mẽ bởi những bằng chứng khoa học và kết luận của cộng đồng khoa học toàn cầu.

Trên thực tế, cây trồng BĐG đã trải qua nhiều đánh giá và thử nghiệm hơn bất kì loại thực phẩm nào khác trong lịch sử nông nghiệp và luôn được thực hiện nghiêm ngặt theo những yêu cầu của các cơ quan quản lý khoa học và hướng dẫn của các cơ quan quốc tế.

Ngô biến đổi gen trồng thử nghiệm ở Việt Nam.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO: Thực phẩm biến đổi gen hiện tại có mặt trên thị trường đã được chứng nhận qua quy trình đánh giá khắt khe và không cho thấy bất cứ nguy hại nào khác đối với sức khỏe con người so với thực phẩm thông thường.

Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) đánh giá: Hội đồng cân nhắc các tác động lâu dài của việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm biến đổi gen và xác nhận có rất ít khả năng cho thấy có bất cứ tác động lâu dài nào đối của những loại thực phẩm này... Hội đồng cũng thừa nhận rằng thực phẩm biến đổi gen với các tác động có chủ đích về dinh dưỡng có thể tạo ra những sản phẩm cải thiện hơn cho các nước phát triển và đang phát triển. Lưu ý, đây là báo cáo của phiên họp hội đồng chuyên gia chung giữa FAO/WHO liên quan đến thực phẩm biến đổi gen tại Geneva năm 2000.

Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA): cho rằng, thực phẩm được tạo ra từ CNSH đã được sử dụng gần 20 năm qua, và trong suốt thời gian đó, không có bất cứ tác động tiêu cực nào đối với sức khỏe con người được báo cáo hoặc/và được chứng  minh trong các nghiên cứu khoa học phản biện. Những tác dụng phụ nhỏ rất nhỏ có thể vẫn tồn tại chủ yếu liên quan đến dị ứng và độc tính. Các đánh giá trước khi sản phẩm được đưa vào thị trường hiện nay được thiết kế để xem xết lại các khả năng này. Người tiêu dùng đang quá lo lắng và ủng hộ việc dán nhãn thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen. Tuy nhiên theo chính sách dán nhãn dựa trên nền tảng khoa học của FDA, việc dán nhãn chỉ thực sự cần thiết nếu sản phẩm thực phẩm biến đổi gen đó có sự khác biết đáng kể với những sản phẩm cùng loại được sản xuất theo phương thức truyền thống, hoặc cách thức sản xuất ra thực phẩm đó thay đổi cấu trúc dinh dưỡng của sản phẩm.)

Trao báo cáo "10 năm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen" được bảo trợ bởi Cộng đồng chung châu Âu khẳng định: Tính đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ bằng chứng khoa học cho thấy mối liên hệ giữa sinh vật BĐG với những rủi ro lớn hơn đối với môi trường, và sự an toàn của thực phẩm, thức ăn chăn nuôi so với các sinh vật và cây trồng truyền thống. 

Được biết, báo cáo tóm tắt kết quả của 50 đề án nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tính an toàn của sinh vật BĐG đối với môi trường, sức khỏe của con người và vật nuôi. Các nghiên cứu đó được tiến hành trong giai đoạn 2001 – 2010 được tài trợ bởi Cộng đồng chung Châu Âu với nguồn kinh phí khoảng 200 triệu Euro. Việc xuất bản báo cáo này sẽ cung cấp thêm thông tin cho những tranh cãi liên quan đến vấn đề BĐG khi các kết quả khoa học và nghiên cứu đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền được công bố. Trong suốt hơn 25 năm qua, có khoảng 500 nhóm nghiên cứu độc lập đã tham gia vào dự án này.

Kết luận của Viện Quốc gia về Khoa học, Kỹ thuật và Y học dựa trên nghiên cứu đã được tiến hành trên động vật và thành phần hóa học của thực phẩm BĐG cho thấy, không có sự khác biệt nào tạo ra nguy cơ cao đối với sức khỏe con người do ăn các loại thực phẩm BĐG so với ăn thực phẩm không BĐG. Các nghiên cứu dịch tễ học hiện có không hiển thị bất cứ căn bệnh hoặc bệnh mãn tính trong quần thể tương quan với mức tiêu thụ các loại thực phẩm BĐG. Ủy ban không thể tìm thấy bằng chứng thuyết phục về những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trực tiếp liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm BĐG.

Báo cáo của ISAAA năm 2016 cho thấy sự gia tăng toàn cầu về diện tích canh tác cây trồng CNSH từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 179,7 triệu ha năm 2015. Sự tăng trưởng gấp 100 lần chỉ trong 20 năm làm cho công nghệ sinh học trở thành công nghệ cây trồng được áp dụng nhanh nhất trong thời gian gần đây, phản ánh sự hài lòng của người dân đối với các loại cây trồng công nghệ sinh học.

Khánh Nguyên

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top