Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 10 năm 2020 | 15:25

Những nông dân "vàng" và vườn trái cây ngon ở Đồng Nai

Đồng Nai nổi tiếng có nhiều vùng trái cây ngon. Trong đó, không thiếu những vườn trái cây ngon nức tiếng xa gần vì được “bàn tay vàng” của những lão nông giàu kinh nghiệm chăm sóc.

Những nông dân có vườn trái cây ngon nổi tiếng ở Đồng Nai không chỉ giỏi trong sản xuất mà họ còn rất quan tâm đến việc quảng bá để tiếng thơm về chất lượng của những đặc sản trái cây trong vườn nói riêng, của địa phương nói chung không ngừng lan xa.

 

t16.jpg
Vườn trái cây kiểu mẫu của nông dân xã Bình Lộc (TP.Long Khánh) đưa vào khai thác du lịch. 
 

Những nhà vườn “vàng”

Mùa chôm chôm năm nay, nhiều nhà vườn thua trắng vì chôm chôm rộ vụ cùng đợt với nhiều loại trái cây khác nên có giá rẻ, khó tiêu thụ. Riêng vườn chôm chôm nhãn đặc sản của ông Nguyễn Vĩnh Thụy, người đầu tiên trồng vườn chôm chôm nhãn tại xã Xuân Định (Xuân Lộc) lại thắng lớn vì mùa trái cây hè gần như kết thúc ông mới bắt đầu thu hoạch.

Theo ông Thụy, năm nào ông cũng xử lý cho vườn chôm chôm thu hoạch trễ vụ để không rơi vào cảnh nhà nhà thu hoạch chôm chôm nên giá bán thì rẻ mà rất vất vả tìm thuê nhân công hái. Vụ này, vườn chôm chôm nhãn hơn 3ha của ông trúng mùa, đạt khoảng 110 tấn trái, hiện ông mới bán được khoảng 10 tấn nên hơn cả tháng nữa mới thu hoạch xong.

Chôm chôm nhãn rất khó chăm sóc, trái cây này không chỉ ngọt ngon mà còn có mùi thơm nên bị chim chóc ăn nhiều. Thời đó không mấy nông dân trồng chôm chôm nhãn nhưng ông Thụy mạnh dạn vay vốn đầu tư vì loại trái cây này có giá bán cao hơn nhiều lần so với chôm chôm thường.

Vườn chôm chôm của ông Thụy luôn giữ được lòng tin của khách hàng vì chính ông luôn coi trọng, giữ gìn chữ Tín về chất lượng. Vào thời nông dân còn quen chăm sóc cây trồng dựa theo kinh nghiệm, ông Thụy đã sẵn sàng bỏ ra vài cây vàng tìm đến Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (ở TP. Hồ Chí Minh) để học kỹ thuật và mua các loại phân, thuốc chăm sóc vườn cây cho trái ngon, trái đẹp.

Để đảm bảo an toàn, ông Thụy cũng rất kỹ tính trong chọn lựa và sử dụng phân, thuốc đúng cách, chủ yếu sử dụng phân chuồng để giữ sức cây bền. Ông Thụy còn mất vài năm nghiên cứu kỹ thuật phun sương cho trái chôm chôm ngay sau khi thu hoạch để ướp lạnh một cách tự nhiên và giữ cho trái tươi ngon lâu nhất.

Gần 20 năm qua, vườn chôm chôm nhãn của ông được nhiều người biết tiếng vì trái ngon, mẫu mã đẹp nên nhiều thương lái cạnh tranh nhau, sẵn sàng ứng tiền trước để mua bao vườn suốt cả vụ với giá cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường. Nhiều mối hàng là doanh nghiệp, khách mua lẻ cũng sẵn sàng trả giá cao đặt mua trái chôm chôm đặc sản trong vườn nhà ông.

Cũng là nông dân “vàng”, ông Trần Anh Tùng là lớp nông dân tiên phong tại xã Bình Sơn (Long Thành) thực hiện trồng sầu riêng theo chuẩn VietGAP. Nhờ đi đầu trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ông là nông dân tiêu biểu của Đồng Nai được trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016”.

“Kỹ thuật canh tác quyết định rất lớn đến chất lượng trái cây. Đặc sản trái cây Long Thành nổi tiếng xa gần vì nông dân vùng này rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc và nhất là trồng theo chuẩn VietGAP để tạo ra trái cây ngon, an toàn”, ông Tùng chia sẻ

Tuy Long Thành có nhiều loại đặc sản trái cây ngon nhưng đúc kết lại nông dân vùng này vẫn ví “sầu riêng là vua, măng cụt là hoàng hậu”. Chính vì vậy, 5 anh em trong gia đình ông Tùng hiện đều trồng cây ăn trái như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm… Hiện ông thử nghiệm trồng thêm giống sầu riêng Sukang ruột đỏ, một đặc sản của Malaysia đang đứng đầu về giá trị kinh tế.

Siêng quảng bá trái cây ngon

Trước đây, nông dân chỉ quan tâm trồng ra sản phẩm chất lượng, an toàn còn đầu ra là do thương lái, thị trường quyết định. Ngày nay, nhiều nông dân vốn chỉ quen với ruộng vườn đã mày mò học cách bán hàng, xây dựng thương hiệu cho đặc sản nhà vườn để có đầu ra ổn định hơn.

 

t17.jpg
Bà Nguyễn Thị Kim Mai giới thiệu vườn đặc sản mãng cầu dai hạt lép tại xã Phú Ngọc (H.Định Quán).

 

Nhiều năm liền, vườn sầu riêng và các loại đặc sản trái cây khác của ông Tùng đều tham gia hội thi trái ngon an toàn Nam Bộ và đạt nhiều giải cao. Ông Tùng chia sẻ: “Tôi tham gia hội thi trái ngon an toàn Nam Bộ vì một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trái cây ngon là họ kiểm tra mẫu sản phẩm để đảm bảo đạt chuẩn an toàn. Đây cũng là cách tôi khẳng định kỹ thuật canh tác của bản thân cũng như của những nông dân ở xứ này”.

Để chủ động hơn về khâu tiêu thụ, vài năm trở lại đây, ông Tùng không chỉ đầu tư phát triển vườn cây ăn trái mà còn mở thêm dịch vụ thu mua, đóng gói trái cây tại nhà. Vựa trái cây của ông tập trung vào các loại trái cây đặc sản có tiếng của Long Thành. “Tôi đại diện cho nông dân trồng sầu riêng tại địa phương đàm phán với siêu thị, các cửa hàng trái cây sạch để đưa sản phẩm trái cây, nhất là sầu riêng VietGAP của địa phương vào các kênh bán hàng hiện đại. Tôi bán hàng rất tốt qua mạng xã hội và dự định sẽ xây dựng website để tự phát triển thêm các kênh bán lẻ”, ông Tùng nói.

Bà Nguyễn Thị Kim Mai (ngụ xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) là người tiên phong nhân giống và xây dựng thương hiệu mãng cầu dai hạt lép ở đất Đồng Nai. Ở tuổi 67, bà chủ trang trại rộng gần 40ha trồng nhiều giống trái cây đặc sản như: mãng cầu dai hạt lép, xoài cát Hòa Lộc, xoài Úc, vú sữa Hoàng Kim... vẫn hết lòng với hành trình xây dựng thương hiệu sạch cho đặc sản trái cây.

Bà Mai chia sẻ: “Vụ thu hoạch đầu, tôi đem trái mãng cầu giống lạ chào bán tại hầu hết các sạp trái cây ở chợ Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh), ai cũng ngại vì trái quá lớn, sợ mình sử dụng thuốc tăng trưởng. Tôi thuyết phục được một sạp bán trái cây cho trưng bày trái mãng cầu, bên cạnh dán hình ảnh cây mãng cầu đang bao trái để giới thiệu quy trình sản xuất sạch đến người tiêu dùng. Có người mua thử về ăn rồi quay lại vì chất lượng trái ngon, sau đó dần dần có nhiều mối đặt hàng”.

Hiện đặc sản mãng cầu dai hạt lép của bà Mai chủ yếu cung cấp cho các sạp, siêu thị, cửa hàng trái cây cao cấp ở những thành phố lớn như: TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội... Trang trại của bà đã có nhiều đối tác đặt bao tiêu hàng để xuất khẩu. Tổ hợp tác Trái cây an toàn Lộc Mai được bà thành lập với mục tiêu liên kết với nhiều nông dân khác nhân rộng diện tích trái cây trồng theo chuẩn an toàn, xây dựng được thương hiệu bằng uy tín chất lượng để không chỉ tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu.


 

Bình Nguyên
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top