Tích cực lao động sản xuất, mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt theo mô hình VAC, anh Trần Văn Tuyển, xã Tân Lễ (Hưng Hà, Thái Bình) đã phát triển kinh tế gia đình thành công với mức thu nhập ổn định…
Dám nghĩ, dám làm
Đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Trần Văn Tuyển, sinh năm 1984 ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tôi bị thuyết phục bởi mô hình VAC khoa học của gia đình anh.
Khi được hỏi cơ duyên nào đưa anh đến với mô hình này, anh Tuyển vui vẻ chia sẻ: “Ngày trước, gia đình sản xuất gạch thủ công nhưng đến năm 2010 theo quy định của chính quyền địa phương nên các lò gạch phải dừng hoạt động. Lúc đấy gia đình tôi cũng hoang mang không biết làm công việc gì cho phù hợp vì vốn không nhiều trong khi kiến thức lại hạn hẹp. Sau đó tôi có đi một vài địa phương làm giàu có tiếng ở tỉnh và tôi tìm hiểu được ít kiến thức về mô hình VAC và lúc này tôi bắt đầu với nó...”.
Là một nông dân chất phác, dám nghĩ, dám làm, năm 2013 anh Trần Văn Tuyển mạnh dạn vay vốn cũng như được sự giúp đỡ từ gia đình, anh đã đầu tư 4 tỷ đồng để xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng (VAC). Và sự quyết đoán này đã mang đến sự thành công, bước ngoặt lớn trong cuộc sống của cả gia đình anh.
Trang trại của cả gia đình anh có tổng diện tích là 20.000m2 với tổng số vốn lên đến 4 tỷ đồng, được xây dựng với quy mô: 3 chuồng nuôi lợn, 2 ao nuôi cá kết hợp với nuôi vịt, 30 gốc nhãn và 200 gốc bưởi da xanh… mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh. Trang trại được anh quy hoạch khoa học, chia ra nhiều khu rõ ràng kết hợp sử dụng với các thiết bị chăm sóc hiện đại giúp anh không gặp quá nhiều khó khăn trong việc quản lý.
Trang trại lợn của gia đình anh Tuyển
Anh Tuyển cười, chia sẻ: “Lúc đầu, tôi bị nhiều người ngăn cản vì số vốn bỏ ra quá lớn, chỉ cần sơ suất là mất trắng ngay. Nhưng do tính nghĩ là làm nên tôi đã mạnh dạn vay mượn tiền đầu tư cho nó, cũng may là thành công. Chính nhờ cách làm này mà chất lượng sống của gia đình tôi đã được nâng cao. Thu nhập bình quân là trên 600 triệu đồng/năm”.
Làm giàu từ mô hình VAC
Chia sẻ với chúng tôi, anh Tuyển cho hay: “Mô hình VAC mang lại hiệu quả cao nếu bạn khai thác tốt. Lợi ích của mô hình này nó giống như một vòng tròn khép kín giúp các bạn không mất nhiều thời gian cho việc chăm sóc chúng. Đơn giản như các bạn thấy: Chăn nuôi cung cấp thức ăn cho cá và phân bón cho cây ăn quả, ao cá cung cấp nước tưới cho cây, nước vệ sinh chuồng trại và bùn ao làm tăng năng suất cho cây trồng… Tất cả đều là chúng tự “nuôi nhau” chứ mình chỉ bỏ công sức là chủ yếu thôi”.
Với nuôi heo, anh Tuyển chia làm 3 khu: khu nuôi heo nái, heo con và khu nuôi heo thịt. Với 20 đầu heo nái, trung bình mỗi năm cho ra thêm gần 500 heo con. Số heo con sinh ra được anh nuôi bán thịt.
Bằng sự am hiểu về thú y, anh Tuyển kiêm luôn công việc của một nhân viên thú y: Từ tiêm chích cho heo bệnh đến đỡ đẻ, chăm sóc, phòng bệnh cho heo nên số heo được sinh ra hầu hết phát triển khỏe mạnh mang đến sự phấn khởi, tích cực cho gia đình anh. Với 500 con heo thịt mỗi năm, trừ hết chi phí, anh thu 270-300 triệu đồng.
Ngoài việc nuôi heo, anh còn kết hợp nuôi cá với diện tích gần 3.000m2 mặt nước, tận dụng nguồn phân thải từ chăn nuôi làm thức ăn cho cá, anh Tuyển tiết kiệm được khỏan chi phí lớn về nguồn thức ăn. Mỗi năm thu hoạch 2 lần vào tháng 4 và 9, trừ chi phí, anh thu gần 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, để tận dụng diện tích mặt ao ông kết hợp chăn nuôi vịt đẻ để có thêm thu nhập.
Mô hình nuôi kết hợp cá và vịt của gia đình anh Tuyển
Bản tính nhanh nhẹn, anh Tuyển còn tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng thêm về nông nghiệp để biết có thêm vốn kiến thức giúp ích cho việc chăm sóc trang trại của mình. Tận dụng nguồn phân chuồng dồi dào, kết hợp với phương pháp ủ phân khoa học, anh Tuyển sản xuất ra phân bón hữu cơ an toàn bón cho 1ha vườn gồm nhãn và bưởi. Vườn của anh đang bước vào năm thứ 2, với sản lượng bình quân đạt hơn 2 tấn, lãi gần 70 triệu đồng/năm.
Sau 4 năm hoạt động, trang trại của anh Tuyển đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Phát triển kinh tế gia đình ổn định (trên 500triệu đồng/năm), anh Tuyển còn là người thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ với mọi người xung quanh để cùng phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo nên một xã Tân Lễ kinh tế vững chắc, đời sống dân trí cao. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay là cả một quá trình lao động chăm chỉ, cần cù cùng với ý thức tự giác tìm tòi ra những phương thức mới phù hợp để phát triển kinh tế. Vì vậy, trong 2 năm 2015 và 2016, anh Tuyển đã được nhận bằng khen “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Huyện” và anh xứng đáng trở thành đại diện cho người nông dân cần cù, vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội.
Thanh Hoa
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.