Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019 | 11:41

Nông nghiệp: Được tháo "gông", XK gạo vẫn chưa thoát đà suy thoái

Sau 9 tháng có hiệu lực, Nghị định 107 cũng chưa thể "cứu" được đà suy thoái của xuất khẩu gạo Việt Nam.

6.jpg
Bốc xếp gạo xuất khẩu. (Ảnh: Duy Khương)

 

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2019 gặp nhiều diễn biến bất lợi về thị trường.

Ngoại trừ thị trường Philippines, các thị trường nhập khẩu gạo lớn, truyền thống như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đều đồng loạt giảm nhập khẩu trong nửa đầu năm và dự báo sẽ là cả năm 2019 với những lý do khác nhau: tồn kho vụ cũ cao ở Trung Quốc, năm bầu cử ở Indonesia hay khôi phục sản xuất sau lũ lụt ở Bangladesh.

Sự sụt giảm nhập khẩu cùng lúc từ 3 thị trường đã làm cho kết quả xuất khẩu gạo của 3 nước xuất khẩu hàng đầu là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đều khá ảm đạm. Đối với Việt Nam, cùng kỳ 5 tháng 2018 xuất khẩu sang 3 thị trường này đạt 1,44 triệu tấn thì con số năm 2019 chỉ là 239 nghìn tấn.

Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo được ban hành với việc nới lỏng các điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo so với Nghị định 109/CP trước đây, mở rộng và tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo nên được nhiều người quan tâm đón nhận, và kỳ vọng nó sẽ là "làn gió" mới thúc đẩy ngành gạo xuất khẩu của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, ngay cả với người nông dân, các hợp tác xã hay doanh nghiệp.

Giới chuyên gia đánh giá Nghị định đã tháo "gông" khi bãi bỏ một số điều kiện gây khó cho doanh nghiệp muốn gia nhập ngành kinh doanh này. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ không phải đầu tư kho chứa, không phải đăng ký xuất khẩu gạo qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam, không còn giá sàn xuất khẩu gạo..

Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có hơn 140 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo, trong đó, 3 doanh nghiệp được cấp sau khi Nghị định 107/2018 có hiệu lực từ ngày 1/10.

Như vậy, sau 9 tháng có hiệu lực, Nghị định 107 cũng chưa thể "cứu" được đà suy thoái của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Trong năm 2019, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt 6 triệu tấn, tương đương so với kết quả đã đạt được của năm 2018, trong đó thị trường chủ yếu là khu vực châu Á.

Ngành sản xuất cây ăn trái trước thách thức lớn

7.jpg
Ảnh minh họa. 

Tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã đặt ngành sản xuất cây ăn trái ĐBSCL trước những thách lớn trong phát triển bền vững hướng đến xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, cho biết: Những năm gần đây, thị trường rau quả của Việt Nam tăng trưởng tốt. Riêng năm 2018, Việt Nam đã xuất sang hơn 60 quốc gia, đạt kim ngạch khoảng 3,8 tỷ USD.

Tuy kết quả khả quan nhưng một trong những thách thức lớn nhất hiện nay của ngành sản xuất CAT ở ĐBSCL là sự tác động nặng nề của BĐKH. Hạn hán và xâm nhập mặn đã gây thiệt hại nặng về mặt kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của các vườn CAT. Để thích ứng với BĐKH, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng ĐBSCL, chúng ta cần thay đổi sản xuất theo khoa học và đẩy mạnh sản xuất CAT  theo hướng hữu cơ để sản phẩm bền vững, có thể cạnh tranh tốt ở thị trường thế giới.

Trong bối cảnh hiện nay nhu cầu thị trường trái cây ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, nhất là yếu tố an toàn thực phẩm, nếu không có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc sản xuất theo hướng an toàn, sẽ dẫn đến nhiều thách thức lớn trong duy trì XK ở mức cao và bền vững.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) cho biết: Đặc biệt, đại bộ phận trái cây sản xuất được sử dụng dưới dạng ăn tươi, chế biến rất hạn chế, điều này cũng trở thành điểm yếu trong XK trái cây đi các thị trường xa và khó tính. Đối với nhiều loại trái cây, do có thời gian bảo quản ngắn, tỷ lệ hư hỏng cao, thiếu điều kiện chế biến, công nghệ sau thu hoạch kém, đã và đang dẫn đến nhiều phiền toái cho nhà vườn và DN kinh doanh trái cây.

Bên cạnh đó, an toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc sản xuất trái cây không đảm bảo an toàn sẽ làm giảm khả năng tiếp cận thị trường dẫn đến phát triển không bền vững.

Theo ông Lê Thanh Tùng, thời gian tới trái cây Việt cần triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Tiếp tục mở rộng diện tích một số CAT chủ lực có giá trị XK như chuối, xoài, khóm, nhãn... phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ nội địa, hạn chế nhập khẩu và gia tăng XK. Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm giá thành; tăng tỷ lệ sản phẩm có chứng nhận (an toàn, GAP, hữu cơ,...), đẩy mạnh sản xuất rải vụ thu hoạch.

Nâng cao năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường chế biến sâu các sản phẩm trái cây, gia tăng giá trị sản xuất đồng thời tránh các hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm tươi sống, mở rộng thị trường, tăng khối lượng và giá trị XK. Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu hàng hóa tại Việt Nam cho các loại trái cây đặc sản.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang EU có dấu hiệu ấm dần

 

8.jpg
Chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu. (IT) 

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, tính đến nửa đầu tháng 5/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt 105,2 triệu USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang 4 thị trường đơn lẻ lớn nhất là Hà Lan tăng 12,2%; Anh tăng 59,4%; Đức tăng 61,6% và Bỉ tăng 63,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong lịch sử hơn 10 năm xuất khẩu cá tra, EU vẫn là thị trường truyền thống và lớn nhất của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam. So với những năm 2008-2009, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU giảm. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là thị trường trọng tâm và không thể đánh mất của các doanh nghiệp cá tra.

2 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU tăng trưởng lạc quan trở lại là do nhu cầu nhập khẩu tại nhiều thị trường tăng, giá cá tra nhập khẩu trung bình cũng tăng từ 2-2,6 USD/kg năm 2016-2017 lên 2,8 - 3,5 USD/kg vào năm 2018 và 3 tháng đầu năm nay, giá cá tra nhập khẩu trung bình của EU đạt 2,93 - 3,55 USD/kg. Hơn nữa, xuất khẩu cá tra, basa sang Trung và Đông Âu dự báo tăng trong thời gian tới.

Ngoài những ảnh hưởng tích cực đang diễn ra tại nhiều thị trường nhỏ lẻ tại EU thì Hiệp định EVFTA được thông qua và ký kết. VASEP dự báo, sau khi FTA này có hiệu lực, xuất khẩu cá tra sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa. Với 2 sản phẩm cá tra, basa chủ lực là: cá tra phile tươi, ướp lạnh (HS 030432) thuế sẽ giảm từ 9% xuống 0% sau 3 năm; cá tra phile đông lạnh (HS 030462) sẽ giảm từ 5,5% xuống còn 0% sau 3 năm EVFTA có hiệu lực. Sản phẩm cá tra đông lạnh (HS 030324) được xóa bỏ thuế trong vòng 3 năm từ mức 8% như hiện nay.

Như vậy, những thuận lợi đã và đang diễn ra tại EU bên cạnh những cơ hội về mặt thuế quan sau khi EVFTA có hiệu lực dự báo sẽ mang đến cho cá tra, basa Việt Nam mức tăng trưởng còn khả quan hơn. Ngoài việc gia tăng sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu, hình ảnh cá tra tại EU, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần có những chiến lược riêng cho từng thị trường.

Thanh Tâm (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Thanh Hóa năm 2024, tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2024, thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa dự kiến đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.

  • Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Bài viết này tập trung vào chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nền kinh tế thị trường; vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đối với hệ thống QTDND trong thời gian qua, những đóng góp tích cực và những mặt còn hạn chế.

Top