Ngoài việc hứng chịu những truyền thông bôi xấu ở châu Âu, kể từ 1/9/2017, xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ sẽ chịu sự giám sát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Từ 1/9/2017, xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ sẽ chịu sự giám sát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Sau khoảng thời gian chuyển tiếp 18 tháng, từ ngày 1/9/2017, cá tra nhập khẩu vào Mỹ sẽ tuân theo các quy định như các sản phẩm cá da trơn sản xuất tại Mỹ, và sẽ chịu sự giám sát nghiêm ngặt của Bộ nông nghiệp nước này.
Sản phẩm cá tra Việt Nam đang xuất khẩu sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 1,6 - 1,7 tỷ USD/năm. Song, cá tra cũng chính là đối tượng chịu nhiều rào cản nhất trong số sản phẩm thủy sản xuất trên thế giới.
Nhiều rào cản thương mại
Từ năm 2003, Ủy ban Thương mại Mỹ đã ra phán quyết áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm cá tra Việt Nam, đến nay vẫn còn thực hiện. Thời gian gần đây, trước áp lực của Hội người nuôi cá nheo, chính quyền Mỹ một lần nữa dựng rào cản với cá tra Việt Nam bằng việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc bộ Siluriformes, trong đó có cá tra của Việt Nam, và chuyển sự giám sát từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) sang USDA.
Như vậy, các quy định về thanh tra cá tra sẽ tăng thêm và Việt Nam phải cung cấp các tài liệu để chứng minh hệ thống kiểm tra trong nước tương đương với Mỹ. Là một trong những thị trường nhập khẩu quan trọng nhất đối với cá tra, nên việc đáp ứng các yêu cầu mới của Mỹ là điều cần thiết.
Các yêu cầu này liên quan đến toàn bộ chuỗi cung ứng từ cá giống, trại sản xuất giống, trại nuôi, nhà máy chế biến đến các chương trình về chất lượng nước và dư lượng hóa chất.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện tại cá tra xuất khẩu sang Mỹ được kiểm soát bởi FDA. Nhưng kể từ 1/9, Ban Quản lý thực phẩm nông nghiệp an toàn và dịch vụ kiểm soát (FSIS) thuộc USDA sẽ kiểm tra tất cả các quy trình tạo ra sản phẩm cá tra, từ khâu con giống đến sản phẩm cuối cùng.
Để được tiếp tục xuất khẩu cá tra sang Mỹ, Việt Nam phải đưa ra một hệ thống những tiêu chuẩn được phía Mỹ xem xét là tương đương với phía Mỹ và căn cứ trên đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm theo.
Việt Nam có 45 nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu vào Mỹ theo chương trình thanh tra cá da trơn, nhưng hiện chỉ có những doanh nghiệp có lợi thế về thuế chống bán phá giá thấp vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Mỹ.
Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm 2017 đạt 507,071 triệu USD. Trong đó, 3 thị trường lớn gồm: Trung Quốc đạt 101,396 triệu USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ 2016; Mỹ đạt 84,532 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ; Liên minh châu Âu (EU) đạt 65,170 triệu USD, giảm 23,8% so với cùng kỳ 2016.
Cạnh tranh không lành mạnh tại EU
Dù được khẳng định là một trong những ngành thủy sản được kiểm soát chặt chẽ nhất trên thế giới, Việt Nam sẵn sàng hợp tác toàn diện hơn để tiếp tục duy trì sản lượng cá tra xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy nhiên, điều này lại xảy ra vào thời điểm cá tra tiếp tục bị cạnh tranh quyết liệt ở châu Âu (EU). Trong vài tháng gần đây, bộ phim tài liệu bôi xấu cá tra Việt Nam đã được phát sóng ở Tây Ban Nha...
Theo ông Mag. Karim Ben Romdhane, Nhà phân tích thủy sản và Chương trình phát triển cá WWF Áo, tại thị trường EU không chỉ cá tra Việt Nam, mà có nhiều sản phẩm cá thịt trắng đến từ các nước trên thế giới, khiến cá tra bị cạnh tranh gay gắt và liên tục bị bôi xấu.
Truyền thông bôi xấu chỉ xảy ra ở một số nước như Tây Ban Nha, có thể do cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp, hoặc có thể do Tây Ban Nha muốn bán một số sản phẩm của đất nước họ.
“Để cá tra tiêu thụ tốt tại thị trường EU, WWF Áo đã tổ chức những chuyến đi thăm thực địa tại những nhà nhập khẩu, giúp họ hiểu biết về nghề nuôi cá tra ở Việt Nam. Suốt 3 năm qua, chúng tôi luôn có mặt tại triển lãm toàn cầu về hải sản, và trưng bày tất cả thông tin về cá tra Việt Nam đến các nhà báo, blogger và đại diện nghề cá ở EU, nhằm giúp nhà nhập khẩu có thêm thông tin và có quyết định trong việc chọn lựa sản phẩm cá tra được cấp chứng chỉ này”, ông Mag. Karim Ben Romdhane chia sẻ.
Hiện hầu hết các công ty xuất khẩu cá tra đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm (ATTP) quốc tế. Trên thực tế, hệ thống quản lý chất lượng và quản lý ản toàn thực phẩm của họ không khác gì so với các đối tác EU và Mỹ. Điều này được xác nhận bằng nghiên cứu khoa học của một nhóm nghiên cứu từ Đại học Wageningen được công bố trên tạp chí “Reviews in Aquaculture” năm 2016.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.