Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 8 năm 2019 | 14:53

Nuôi cua giống nhân tạo hai giai đoạn: Hiệu quả kinh tế cao

Cua biển có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng vùng Nhà Bè, Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).

cua_hcm.jpg
Kiểm tra sự phát triển của cua trong mô hình thử nghiệm tại Nhà Bè.

 

Nuôi cua hai giai đoạn

Để nâng cao mật độ nuôi, kiểm soát và giúp tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất, chất lượng cua, từ tháng 4/2019, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cua con giống nhân tạo 02 giai đoạn, tại hộ ông Trần Hữu Dư và hộ ông Lê Ngọc Vũ, ở ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; quy mô 30.000 con cua giống/ha (mỗi hộ nuôi 15.000 con/5.000m2). Trong đó khuyến nông hỗ trợ 100% giống, thức ăn hỗn hợp công nghiệp. 

Quy trình nuôi cua con giống nhân tạo 02 giai đoạn (150 ngày) được thực hiện như sau:

Giai đoạn 1 (từ thả giống đến 01 tháng):  Nuôi trong ao nhỏ diện tích 1.000 - 1.500m2 để dễ quản lý và chăm sóc. Mật độ nuôi 10 con/m2, kích cỡ giống >01cm/con (cỡ hạt me). Trước khi thả giống, kiểm tra môi trường ao nuôi, các chỉ tiêu: độ mặn > 7‰  (cua phát triển tốt ở mức 10 - 15‰); pH 7,5 - 8; nhiệt độ 28 – 30 độ C. Về quản lý môi trường: Sử dụng CaCO3, Dolomite định kỳ 10 - 15 ngày/lần; mỗi ngày thay 20 - 30% lượng nước trong ao, nửa tháng thay toàn bộ nước 01 lần, nước sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt. Trong giai đoạn này, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp. Định kỳ 10 ngày bắt cua kiểm tra tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Trọng lượng cua sau 1 tháng nuôi đạt 20 – 30 g/con, tỷ lệ sống 60 - 70%.

Giai đoạn 2: Sau 1 tháng nuôi, chuyển cua qua ao lớn có diện tích 3.500m2. Khi sang ao, cần tách cua đực, cua cái nuôi riêng, vì lúc này cua đang trong giai đoạn phát triển, trưởng thành, chuẩn bị giao vĩ, nếu để đực và cái nuôi chung khi lột xác chúng dễ cắn nhau. Cho thức ăn vào vó/nhá, sau đó kéo lên chọn cua đực và cái. Thả nhiều chà vào ao nuôi để cua có chỗ trú ẩn. Tập cho cua ăn cá tạp sau 1,5 tháng; tập trung cho ăn vào chiều tối vì tập tính bắt mồi của cua chủ yếu vào thời gian này. Lượng thức ăn tăng hay giảm tùy theo sức bắt mồi của cua, giảm lượng thức ăn khi cua lột xác nhiều và tăng lại sau 2 ngày cua lột xác. Ngoài ra, cần bổ sung khoáng chất, dinh dưỡng và vitamin cho cua. Kiểm tra bờ, cống, rào chắn để tránh thất thoát cua; kiểm tra việc cân, đo trọng lượng cua; chú ý quan sát ký sinh ngoài vỏ, xoang mang…

Kết quả khả quan

Sau 3 tháng nuôi và theo dõi mô hình, kết quả đạt được khá khả quan: Tỷ lệ cua sống ở giai đoạn 1 đạt 70-80%, giai đoạn 2 đạt gần 60%, cao hơn nhiều so với nuôi theo cách truyền thống (chỉ đạt 20 - 25%); tính ra sau 2 giai đoạn nuôi, mỗi  hộ còn khoảng 6.000 - 7.000 con cua với kích cỡ đạt 200 – 250 g/con; năng suất 700 - 800kg cua thương phẩm/5.000 m2 ao, cao gấp 2 lần so với trước. Giá bán hiện khoảng 250.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được trên 100 triệu đồng/5.000 m2/vụ.

Ông Trần Hữu Dư cho biết: “Lâu nay, tôi cũng nuôi cua nhưng chỉ nuôi trong 01 ao từ lúc cua nhỏ đến lớn. Ao 3.000m2, tôi thả 3.000 con cua giống mà thu khoảng 100kg cua là mừng. Vừa qua, được khuyến nông hỗ trợ 15.000 con cua giống nhân tạo và được hướng dẫn kỹ thuật làm ao, thả chà và tiến hành nuôi theo 02 giai đoạn. Sau 03 tháng tiến hành thu tỉa đã được trên 100kg cua, bán 280.000 đồng/kg, giờ thả vó còn rất nhiều, có thể thu được trên 800kg, tôi rất mừng. Vụ tới, tôi cũng sẽ nuôi theo quy trình mà khuyến nông đã hướng dẫn”.

Ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh, đánh giá cao kết quả mô hình thử nghiệm mang lại và cho biết, Trung tâm sẽ từng bước hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cua 02 giai đoạn và nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố. Đồng thời sẽ thử nghiệm mô hình chuyển giao sản xuất giống cua nhân tạo tại Cần Giờ, tạo ra nguồn giống thuần phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng Nhà Bè, Cần Giờ, qua đó giúp giảm giá giống còn khoảng 500 – 1.000 đồng/con. Đây có thể giải pháp giúp khai thác đối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả, bền vững.

 

 

 

Vân Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top